Cách dùng tinh dầu trị đau đầu không sợ hại gan thận như thuốc

Tinh dầu phong lữ giúp làm dịu cơn nhức đầu, xoa dịu thần kinh

6 điều cần biết về chứng đau nửa đầu ở nam giới

Đau đầu vào buổi sáng: Nguyên nhân vì sao?

Uống thuốc điều trị nhân tuyến giáp bị đau đầu phải làm thế nào?

Đau đầu do mất nước - bệnh thường gặp vào mùa Hè

1. Tinh dầu hoa oải hương

Tinh dầu hoa oải hương giúp giảm căng thẳng và thư giãn, đồng thời nó cũng có tác dụng chống trầm cảm, chống co giật và làm dịu hệ thống thần kinh, nhờ vậy sẽ giúp giảm đau đầu. Tinh dầu oải hương cũng điều chỉnh mức hormone serotonin trong cơ thể do đó giúp giảm đau nửa đầu. Đặc tính chống viêm còn giúp giảm đau đầu do xoang và các dị ứng khác. Tinh dầu này cũng an toàn với phụ nữ mang thai

Cách dùng tinh dầu oải hương trị đau đầu

- Tinh dầu oải hương có thể được bôi trực tiếp trên da.

- Nhỏ 3 giọt tinh dầu vào nước sôi (lượng nước khoảng 2 - 3 cốc) rồi hít ngửi hơi nước.

- Bạn cũng có thể nhỏ 5 giọt tinh dầu lên đèn xông khuếch tán. 

2. Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có khả năng tăng cường tuần hoàn máu, làm dịu và thư giãn cơ, giúp giảm đau đầu do căng thẳng. Trong thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ yếu hơn nên dễ bị cảm lạnh hoặc đau xoang dẫn đến đau đầu. Lúc này, dùng tinh dầu bạc hà sẽ giúp giảm ngay những triệu chứng khó chịu này. Đồng thời, tinh dầu bạc hà còn có khả năng giảm cơn buồn nôn do ốm nghén. 

Cách dùng tinh dầu bạc hà giảm đau đầu:

- Bôi tinh dầu bạc hà lên trán hoặc thái dương.

- Trộn 2 - 3 giọt tinh dầu bạc hà với dầu dừa và xoa bóp cổ để giảm căng thẳng và lưu thông máu. 

3. Tinh dầu hương thảo

Do đặc tính giảm đau và chống viêm, tinh dầu hương thảo đã được sử dụng từ lâu để điều trị đau đầu, căng thẳng và lo lắng. Nó cũng giúp giảm đau đầu ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh do thay đổi hormone. Phụ nữ mang thai không nên dùng tinh dầu hương thảo vì nó có thể làm tăng huyết áp và gây ra các biến chứng khác như co giật, sinh sớm. 

Cách dùng tinh dầu hương thảo trị đau đầu: 

- Trộn 1 thìa canh dầu dừa + 1 giọt tinh dầu hương thảo + 1 giọt tinh dầu bạc hà rồi nhẹ nhàng massage trán, thái dương và cổ để giảm đau đầu do căng thẳng.

- Nếu bị đau nửa đầu, bạn có thể nhỏ 1 giọt tinh dầu hương thảo vào bát súp, trà hay cốc nước ấm. 

4. Tinh dầu bạch đàn

Các nghiên cứu cho thấy tinh dầu bạch đàn có thể giảm đau và cân bằng cảm xúc và tinh thần của một người. Tinh dầu này cũng đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Các nguyên nhân gây nhức đầu do xoang có thể là tắc nghẽn, kích ứng hay sưng xoang mũi. Tinh dầu bạch đàn sẽ giúp ích cho những trường hợp này. 

Cách sử dụng tinh dầu bạch đàn: 

- Nhỏ 3 - 4 giọt tinh dầu bạch đàn vào miếng bông rồi đặt gần gối trong lúc ngủ. Cách này không chỉ giúp giảm đau đầu mà còn có thể phòng ngừa các nhiễm trùng khác.

- Thêm 2 - 3 giọt tinh dầu bạch đàn vào 1 thìa cà phê dầu dừa hoặc dầu olive rồi massage lên thái dương và cổ sau. 

5. Tinh dầu hoa cúc

Nghiên cứu chỉ ra rằng tinh dầu hoa cúc có thể làm giảm các triệu chứng đau nửa đầu và nhức đầu do căng thẳng và trầm cảm. Tinh dầu hoa cúc là chất lợi tiểu nên giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể nhanh hơn. 

Cách sử dụng tinh dầu hoa cúc: 

Nhỏ 10 giọt tinh dầu hoa cúc vào bồn tắm và thư giãn. 

6. Tinh dầu chi cúc bất tử (Helichrysum)

Tinh dầu chi cúc bất tử giúp giảm đau, chống viêm và làm dịu các dây thần kinh. 

Cách sử dụng tinh dầu chi cúc bất tử trị đau đầu: 

Trộn vài giọt tinh dầu chi cúc bất tử với chút dầu nền (dầu dừa hoặc dầu olive) rồi massage lên trán.

7. Tinh dầu phong lữ

Tinh dầu phong lữ giúp cải thiện tuần hoàn, xoa dịu thần kinh, làm dịu tâm trạng, giảm mệt mỏi, làm dịu cơn nhức đầu. Loại tinh dầu này có hiệu quả trong điều trị cơn nhức đầu do mất cân bằng hormone. 

Cách sử dụng tinh dầu phong lữ: 

Trộn vài giọt tinh dầu phong lữ với tinh dầu oải hương (tỷ lệ bằng nhau) với chút dầu nền rồi massage thái dương và phần sau cổ. 

Ngoài những loại tinh dầu trên, tinh dầu bưởi, chanh, tía tô, cam bergamot cũng có hiệu quả trong việc điều trị đau đầu. Khi dùng tinh dầu cần lưu ý là một số loại tinh dầu có thể gây kích ứng da nếu không pha loãng. Bởi vậy, tốt nhất là nên trộn chúng với dầu nền (dầu vận chuyển).
An An H+ (Theo curejoy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp