Làm thế nào để phục hồi làn da cháy nắng?

Cháy nắng xảy ra khi làn da tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian dài

Chống nắng đầy đủ, lo gì cháy nắng khi ra biển

Biện pháp tự nhiên giúp làm dịu da, phục hồi làn da cháy nắng

Những cách tự nhiên làm dịu vết cháy nắng, trầy xước da

Ăn gì để phòng ngừa cháy nắng, ung thư da?

Làm dịu da đúng cách

Khi bị cháy nắng, làn da trở nên nhạy cảm, đỏ rát, thậm chí có thể bị rộp, bong tróc trong vài ngày. Do đó, ngay khi nhận ra các dấu hiệu cháy nắng, bạn cần nhanh chóng dùng nước mát rửa lên vùng da đó.

Nếu các mảng da cháy nắng nằm ở khắp cơ thể, bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm hoặc dưới vòi sen với dòng nước nhẹ nhàng. Lúc này, bạn không nên dùng xà phòng hay sữa tắm để gây thêm tổn thương cho làn da. Bạn tuyệt đối không nên dùng đá viên thoa trực tiếp lên da, do đá có thể khiến da bị bỏng lạnh.

Trong và sau khi tắm, bạn không nên chà xát đến vùng da bị cháy nắng. Hãy dùng 1 chiếc khăn tắm sạch vỗ nhẹ lên cơ thể để thấm bớt nước trên da.

Với tình trạng cháy nắng mức độ nhẹ (da có dấu hiệu ửng đỏ, rát ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời), bạn có thể dùng một số thực phẩm sau để làm dịu vết cháy nắng:

Dưỡng ẩm cho làn da cháy nắng

Ánh nắng mặt trời có thể làm tế bào biểu bì tổn thương, đồng thời phá vỡ collagen và elastin - hai protein có nhiệm vụ giữ cho da săn chắc và mịn màng. Để làm dịu làn da và đẩy nhanh quá trình chữa lành, bạn nên uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây để bổ sung nước cho da từ bên trong. Ngoài ra, bạn nên dưỡng ẩm cho da với các sản phẩm không có hương liệu, kết cấu nhanh thấm, chứa các thành phần tự nhiên như nha đam (lô hội).

Người bị cháy nắng cần tránh kem dưỡng chứa benzocaine, lidocaine hoặc vaseline. Đây là các thành phần có thể gây kích ứng và giữ nhiệt trên da, không đem lại hiệu quả làm dịu tối ưu cho làn da tổn thương do nắng.

Mặc quần áo thoáng mát

Trong quá trình làn da cháy nắng tự phục hồi, bạn cần hạn chế mặc trang phục bó chật, vải cứng có thể ma sát với da. Hãy mặc quần áo làm từ chất liệu tự nhiên (cotton, sợi tre), kiểu dáng rộng rãi để làn da của bạn được “thở”. Khi đó, vết thương cũng sẽ mau lành hơn.

Không dùng tay chạm vào vết thương do cháy nắng

Ở những người bị cháy nắng mức độ nặng, trên da có thể xuất hiện các mụn nước và có dấu hiệu bong tróc. Trong trường hợp vết thương đau rát kéo dài, hãy đến chuyên khoa da liễu của bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Dùng tay chọc vỡ mụn nước hoặc bóc lớp da bong tróc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, khiến tổn thương trên da lâu lành hơn. Bạn chỉ nên dùng gạc vô trùng bao nhẹ lấy vùng da tổn thương nặng và xin tư vấn từ bác sỹ điều trị.

Ánh nắng gay gắt, chói chang của mùa Hè có thể để lại nhiều tác động tiêu cực với làn da như cháy nắng, sạm đen, thậm chí là ung thư da. Do đó, đừng quên thực hiện các biện pháp bảo vệ làn da như thoa kem chống nắng, mặc áo chống nắng, đội mũ, đeo khẩu trang khi hoạt động, di chuyển ngoài trời.

Quỳnh Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp