Bộ ngực của bạn thay đổi thế nào theo năm tháng?

Hiểu rõ bộ ngực của mình sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh ung thư vú tốt hơn

Vì sao đa số phụ nữ Việt nên tự hào vì bộ ngực nhỏ?

5 động tác yoga đơn giản cho vòng 1 săn chắc

"Núi đôi" và những điều thú vị

Bạn biết gì về bộ ngực của mình?

Tuổi dậy thì

Mỗi người sinh ra đều có ngực và núm vú, nhưng bầu ngực chỉ bắt đầu phát triển khi bạn bước vào tuổi dậy thì. Lúc này, các hormone estrogen và progesterone bắt đầu được sản sinh và kích thích tuyến vú phát triển. Quá trình này thường kéo dài tới khi bạn gái bước sang tuổi 20.

Vùng ngực của phụ nữ cũng có thể xuất hiện một số vết rạn da trong giai đoạn dậy thì. Khi bộ ngực phát triển nhanh, những vùng da mỏng và yếu dễ bị căng ra và hình thành các vết rạn da.

Độ tuổi 20

Trong giai đoạn này, ngực của bạn đã phát triển hoàn thiện và chu kỳ kinh nguyệt cũng trở nên ổn định. Lượng hormone trong cơ thể thay đổi hàng tháng có thể dẫn tới sự thay đổi bộ ngực trước và trong kỳ kinh. Trước chu kỳ, cơ thể có thể giữ nước và bạn có thể cảm thấy bầu ngực trở nên căng tức, hơi khó chịu hơn so với thường ngày. Điều này cũng khiến núm vú trở nên nhạy cảm hơn trước và trong chu kỳ kinh nguyệt.

Độ tuổi 20, bạn sẽ có bộ ngực đẹp, săn chắc nhất

Theo Viện Ung thư Quốc gia (Mỹ), tình trạng tích nước trong cơ thể cũng có thể gây hình thành các cục u ở một số phụ nữ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không thuyên giảm sau khi kết thúc kỳ kinh, bạn nên đi khám để được kiểm tra, chẩn đoán bệnh (nếu có).

Trong độ tuổi 20, bộ ngực của bạn cũng đạt được hình dáng đẹp và săn chắc nhất. Tuyến vú lúc này vẫn giữ được nhiều mô sợi và chứa ít mô mỡ.

Những năm 30 - 40 tuổi

Nhiều phụ nữ mang thai và cho con bú trong độ tuổi này nên dẫn đến những thay đổi của bộ ngực. Khi mang thai, các tuyến sữa sẽ được kích hoạt và bắt đầu hoạt động. Bạn cũng có thể nhận thấy, khu vực xung quanh núm vú trở nên sẫm màu hơn khi mang thai. Dù chưa có lý do giải thích cho hiện tượng này, nhưng một vài nhà khoa học cho rằng, điều này sẽ giúp trẻ sơ sinh dễ phân biệt núm vú của mẹ.

Giai đoạn mang thai và cho con bú cũng có thể khiến kích thước bộ ngực tăng lên trong một khoảng thời gian ngắn và có thể gây ra những vết rạn da. Cho con bú cũng có thể gây xuất hiện một vài khối u. Trong trường hợp cảm thấy khối u đau nhức, sưng đỏ, rất có thể bạn đang bị viêm nhiễm do tắc tia sữa. Tình trạng này có thể được điều trị bằng kháng sinh.

Ngoài ra, trong độ tuổi 30 - 40, các dây chằng nâng đỡ bộ ngực sẽ dần bị suy yếu, dẫn tới tình trạng chảy xệ.

Sau 50 tuổi

Như đã nói ở trên, bộ ngực của bạn sẽ dần bị chảy xệ, dù trước đây bạn có một bộ ngực hoàn hảo. Tình trạng này có thể là kết quả của việc mang thai, cho con bú, cũng có thể là do thay đổi hormone trong giai đoạn mãn kinh.

Khi có tuổi, lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể sẽ dần suy giảm, khiến các mô mỡ hình thành nhiều hơn tại vùng ngực. Sau giai đoạn mãn kinh, da tại vùng ngực cũng có thể trở nên khô và mỏng hơn.

Vi Bùi H+ (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp