Bí quyết bảo quản thực phẩm thừa sau Tết

Sau Tết nhà còn tồn nhiều thức ăn phải làm sao đây?

Mẹo bảo quản bánh mì và pho mát thơm ngon như mới mua

Bảo quản thịt cá: Chỉ nhét vào tủ lạnh là xong?

Tiết kiệm bội tiền nhờ bảo quản rau củ đúng cách

Thực phẩm ngày Tết có lợi cho bệnh nhân suy thận

Để bảo quản thực phẩm thừa sau Tết, bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:

Thực phẩm chín

– Để bảo quản bánh chưng, bánh tét nên cất bánh nơi mát và thoáng gió. Nếu sau vài ngày bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng) bạn nên luộc, chiên hoặc hấp lại. Làm như thế bánh sẽ mềm trở lại.

Bánh chưng nên bảo quản trong tủ lạnh, có thể luộc lại, chiên hoặc hấp ăn sẽ ngon hơn

– Các món chiên, quay, rôti để trong hộp to, chế ngập dầu mỡ để ngăn mát, khi ăn lấy đủ phần ăn hâm lại.

Giò chả, nem chua là những loại thực phẩm rất dễ hỏng, thiu nếu nhà bạn không có tủ lạnh. Để bảo quản cần lột hết lớp vỏ gói bên ngoài, tránh để thức ăn đổ mồ hôi. Nên đậy bằng rổ có nhiều lỗ thoáng nhỏ, nhưng tránh hơi gió.

Thực phẩm ăn ngay trong ngày

Đối với những thực phẩm dùng ăn trong ngày tùy vào từng điều kiện thời tiết, không nên để thức ăn đã nấu chín trong môi trường nhiệt độ thường quá 2 giờ đồng hồ.

Việc bảo quản thức ăn thừa ngày Tết hợp lý giúp bạn tránh bị ngộ độc

Những thức ăn còn dư sau bữa ăn nên đun nóng lại, để nguội rồi mới để vào trong ngăn mát tủ lạnh.

Nếu thức ăn còn nóng cho ngay vào tủ lạnh, nơi có nhiệt độ thấp, thức ăn sẽ biến chất, nước trong thức ăn ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến gây ngộ độc thực phẩm.

Khi ăn phải nấu chín lại thức ăn trước khi dùng vì nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng hạn chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó.

Đối với thực phẩm đông lạnh

Với thực phẩm đông lạnh, bạn chỉ nên rã đông một lượng thực phẩm vừa đủ ăn, không nên rã đông toàn bộ. Nếu rã đông toàn bộ, bạn nên nấu hết, không đông lạnh lại thực phẩm đó. Bởi việc đông lạnh đi đông lạnh lại thực phẩm là một trong những nguyên nhân làm tăng sự phát triển ở các vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người, dễ làm bạn bị ngộ độc thực phẩm hay mắc các chứng bệnh nguy hiểm khác. Khi chế biến thực phẩm đông lạnh, nên sử dụng thực phẩm được mua trước, sau đó mới tới thực phẩm được mua sau, tránh để thực phẩm đông lạnh quá lâu, nấu ăn sẽ không còn ngon và bổ dưỡng nữa.

Đối thực phẩm tươi sống

Rau củ quả tươi sống nên rửa sạch nhặt bỏ lá rau sâu, hỏng rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh

Rau, hoa quả còn thừa sau ngày Tết đây là loại thực phẩm tươi rất dễ hỏng, nếu muốn bảo quản được lâu, bạn không nên rửa mà nhặt bỏ lá rau sâu, lá dập, phần bị hỏng, cắt bỏ phần rễ để ở nơi thoáng mát. Nếu cho vào tủ lạnh, rửa sạch rau,  để ráo nước và cho vào túi nilon, cho túi vào ngăn mát tủ lạnh (5 độ C). Đối với trái cây cũng vậy, rửa sạch để ráo, cho vào túi buộc kín trước khi bỏ vào tủ lạnh để bảo quản.

Mun Mun H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng