8 biện pháp giúp bạn tự quản lý bệnh Parkinson

Tình trạng run tay chân, cứng cơ bắp… có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống

9 tip giúp bạn chăm sóc người thân mắc bệnh Parkinson tốt hơn

Thiếu dopamine - nguyên nhân chính gây bệnh Parkinson

Làm sao để chẩn đoán bệnh Parkinson?

Thị lực bị ảnh hưởng thế nào khi mắc Parkinson?

Bệnh Parkinson: 4 lựa chọn điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Tự tìm hiểu về bệnh

Càng hiểu về căn bệnh mà bạn mắc phải, bạn càng có chuẩn bị tốt cho từng giai đoạn bệnh. Tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh Parkinson, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng lại biểu hiện khác nhau. Hiểu rõ bệnh sẽ giúp bạn đối phó tốt hơn với các cơn run tay chân, cứng cơ bắp… trong cuộc sống hàng ngày.

Ngoài ra, người bệnh Parkinson cũng nên theo dõi những nghiên cứu, những loại thuốc mới và những thông tin về các thử nghiệm lâm sàng mà bạn có thể tham gia.

Duy trì lối sống lành mạnh

Dù tình trạng run tay chân, cứng cơ bắp có thể khiến bạn khó đi lại, nhưng bạn hãy cố gắng vận động càng nhiều càng tốt. Đi bộ, bơi lội, tập yoga là các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức cho người bệnh Parkinson. Nếu không thể tự di chuyển, hãy trao đổi với bác sỹ của bạn về các bài tập vật lý trị liệu.

Tập thể dục nhẹ nhàng rất tốt cho người bệnh Parkinson

Giữ cân nặng ổn định cũng là một cách giúp bạn tự quản lý bệnh Parkinson tốt. Vì thế, bạn hãy chú ý tới chế độ ăn uống cân bằng. 

Giữ các sở thích của bản thân, tìm cách hòa nhập với xã hội

Hãy tập trung vào các sở thích, hoặc tập trung vào những thú vui mới để quên đi căn bệnh Parkinson. Bạn nên giữ mối quan hệ với gia đình, bạn bè để không cảm thấy bị cô lập với xã hội.

Các biện pháp hỗ trợ

Có nhiều biện pháp có thể hỗ trợ điều trị, chống lại các triệu chứng run tay chân, cứng cơ bắp… của người bệnh Parkinson. Bạn có thể tham khảo các biện pháp châm cứu, thiền định, sử dụng tinh dầu, biện pháp bấm huyệt bàn chân… để khắc phục các triệu chứng bệnh.

Sử dụng các thiết bị hỗ trợ chuyển động

Dùng các thiết bị hỗ trợ giúp bạn đi lại dễ dàng hơn

Hãy nghĩ tới việc đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ chuyển động, trước khi bạn thực sự cần tới chúng. Như vậy, bạn sẽ đảm bảo mình biết cách sử dụng chúng khi cần thiết. Với mỗi giai đoạn bệnh, bạn có thể cần tới các thiết bị khác nhau như: Gậy chống, khung tập đi, xe lăn…

Duy trì khả năng tự chủ

Dù mọi việc sẽ đơn giản hơn nhiều, khi bạn để người khác giúp mình thực hiện các công việc hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, bạn tự làm vẫn tốt hơn như: Tự mặc quần áo, tắm rửa, chuẩn bị các bữa ăn đơn giản… Giữ được sự độc lập trong cuộc sống sẽ khiến người bệnh Parkinson thêm tự tin, vui vẻ và thoải mái hơn.

Tham gia một nhóm hỗ trợ

Tham gia vào nhóm hỗ trợ, bạn sẽ có cơ hội chia sẻ cảm xúc, học được nhiều kinh nghiệm hay từ những người đã và đang trải qua căn bệnh Parkinson giống như bạn. Điều này sẽ giúp người bệnh Parkinson hòa nhập với xã hội, quản lý bệnh tốt hơn.

Sử dụng thảo dược mỗi ngày

Theo nghiên cứu của GS.TS. Li Min, Trường Y học (Trung Quốc), Thiên ma, Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định tính dẫn truyền thần kinh, bổ sung các tiền chất dinh dưỡng, chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào thần kinh. Vì vậy, chúng giúp làm giảm các triệu chứng run, co cứng cơ, chậm vận động ở người bệnh Parkinson, phục hồi khả năng vận động cho cơ thể.

Nhiều người sống chung với bệnh Parkinson khoảng 10 năm vẫn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng run tay chân, cứng cơ bắp, tự chủ trong cuộc sống hàng ngày nhờ kết hợp Đông và Tây y.

Vi Bùi H+

Gợi ý thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện với thành phần chính là thảo dược Thiên ma, Câu đằng, giúp giảm run tay chân, cứng cơ và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh Parkinson.

9 tip giúp bạn chăm sóc người thân mắc bệnh Parkinson tốt hơn - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ