Nguy cơ bệnh tay chân miệng tăng cao trong mùa nóng

Bệnh tay chân miệng lây lan nhanh trong thời tiết nắng nóng

Biến chứng của bệnh tay chân miệng nguy hiểm thế nào?

Đâu là dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng?

Nổi mụn nước quanh miệng có phải mắc tay chân miệng không?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có nguy hiểm?

Bệnh tay chân miệng tăng báo động

Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, trong ngày đầu tuần, rất nhiều phụ huynh bế con xếp hàng đợi tới lượt khám tại khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). Các giường bệnh tại phòng điều trị các bệnh nhi mắc tay chân miệng mức độ trung bình đã chật kín.

Báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho thấy, bệnh tay chân miệng trên địa bàn thành phố đang gia tăng ở mức báo động. Từ đầu năm đến giữa tháng 3/2021, toàn thành phố có 2.564 ca tay chân miệng, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2020 (1.044 ca).

Bác sỹ Dư Tuấn Quy - Phó khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, so với tháng trước, bệnh tay chân miệng tăng gấp 4 lần, số ca bệnh nặng chiếm tỉ lệ khoảng 1/3 trong tổng số ca điều trị.

Các nốt phát ban, mụn nước gây tổn thương da ở trẻ bị tay chân miệng

Một trong những lý do khiến số ca bệnh nặng tăng cao là tâm lý e ngại dịch COVID-19 của phụ huynh, khiến việc đưa trẻ đi khám bị chậm trễ. Nhiều cha mẹ tham khảo các cách chăm sóc, chữa bệnh tay chân miệng cho con tại nhà, khi có biểu hiện nặng mới đưa trẻ tới bệnh viện.

Tại miền Bắc, thời tiết chuyển dần sang mùa Hè với khí hậu nóng ẩm, khiến bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy cơ gia tăngTrao đổi với Tuổi Trẻ, bác sỹ Đỗ Thiện Hải - Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cho biết, bệnh viện bắt đầu ghi nhận các ca mắc tay chân miệng trong những ngày gần đây.

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ em

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh vẫn chưa có vaccine dự phòng, nhưng có thể điều trị khỏi khi trẻ được phát hiện sớm và chăm sóc kịp thời.

Triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ em là sốt, mọc mụn nước gây tổn thương da ở các vị trí họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối... Khi trở nặng, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của trẻ và được chia thành 4 cấp độ:

- Độ 1: Trẻ bị tay chân miệng thể nhẹ, loét miệng hoặc tổn thương da.

- Độ 2: Bệnh tay chân miệng bắt đầu có biến chứng trên thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ. Ở độ 2A, trẻ có dấu hiệu giật mình, sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm theo nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.

Ở độ 2B, trẻ bị giật mình nhiều hơn, ngủ gà, run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.

- Bệnh tay chân miệng độ 3 có thể gây biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng ở trẻ, nếu nặng hơn (độ 4) trẻ có thể xuất hiện triệu chứng sốc.

Rửa tay thường xuyên là biện pháp phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Việc phòng bệnh tay chân miệng chủ yếu thông qua việc giữ gìn vệ sinh của các bé và cả phụ huynh, giáo viên. Người chăm sóc trẻ cần cho trẻ rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn dụng cụ ăn uống cũng như đồ chơi của trẻ.

Các gia đình và trường học cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống cho trẻ. Ngoài ăn chín uống sôi, cha mẹ không nên mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi.

Phụ huynh không nên chủ quan với các dấu hiệu nhẹ của bệnh tay chân miệng như mọc mụn nước trên cơ thể. Khi phát hiện các triệu chứng, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ học và đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị sớm.

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ