Bạn đang bị dị ứng cà phê hay chỉ nhạy cảm cà phê?

Dị ứng cà phê là gì?

Sườn rim cà phê đổi bữa cho ngày mưa gió

Uống bao nhiêu trà và cà phê để bảo vệ gan khỏe mạnh?

Siêu thực phẩm 2017: Ngon từ cà phê, bổ từ nấm

Cà phê nấm - cơn sốt đồ uống caffeine năm 2017

Dị ứng cà phê có phổ biến không?

Phản ứng dị ứng khi uống cà phê rất hiếm. Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Archives of Allergy and Immunology, vật chất bay ra từ hạt cà phê xanh có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người phải tiếp xúc trực tiếp với nó, đặc biệt là nông dân trồng cà phê, người thu hái cà phê, người chế biến cà phê, người pha cà phê...

Như đã biết, phản ứng dị ứng gây ra bởi thực phẩm, chẳng hạn như hạt cà phê, là do phản ứng hệ thống miễn dịch. Khi đó, hệ miễn dịch “tưởng” các hợp chất từ cà phê là “kẻ thù” liền tấn công lại tương tự như khi chúng chống lại các mầm bệnh như vi khuẩn và virus. Lúc này, hệ miễn dịch giải phóng các hợp chất bảo vệ, như histamine, để cô lập và tiêu diệt các hợp chất từ cà phê xâm nhập vào cơ thể. Các triệu chứng của dị ứng cà phê là kết quả của quá trình này.

Triệu chứng dị ứng cà phê

Dị ứng cà phê thực sự có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, nó thường biểu hiện trong những giờ đầu tiên sau khi bạn tiêu thụ. Các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến nhiều vùng trên cơ thể và thường sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Các triệu chứng phản ứng dị ứng với cà phê bao gồm: Phát ban da; Buồn nôn và nôn; Khó nuốt; Hụt hơi hoặc khó thở; Ho khan; Đau bụng; Têu chảy; Màu da biến đổi; Nhịp tim yếu hoặc hạ huyết áp đột ngột; Chóng mặt hoặc mất ý thức.

Phản ứng dị ứng cà phê trầm trọng có thể dẫn tới tình trạng quá mẫn, đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Chứng quá mẫn có thể gây: Sưng cổ họng và miệng; Ngăn chặn đường thở; Ảnh hưởng xấu đến nhịp tim và huyết áp.

Nếu bạn gặp bất kỳ một triệu chứng nào như trên cần được chăm sóc y tế ngay. Những người bị dị ứng cà phê dù đã dùng thuốc kháng histamine hoặc epinephrine thì vẫn nên đi khám bác sỹ để tránh những biến chứng tiềm ẩn.

So sánh dị ứng cà phê và nhạy cảm cà phê

Nhiều người nhạy cảm với cà phê (hay còn gọi là say cà phê) thường nhầm lẫn bản thân bị dị ứng cà phê.

Nhạy cảm với cà phê có thể dẫn tới nhiều triệu chứng nhưng thường không đe dọa đến tính mạng, bao gồm: Cảm giác bồn chồn, khó chịu; Cáu gắt; Lo lắng hoặc căng thẳng; Khó ngủ hoặc mất ngủ; Đau bụng; Co thắt bụng; Tăng nhịp tim hoặc tăng huyết áp; Co thắt cơ…

Các triệu chứng do nhạy cảm cà phê thường sẽ biến mất nếu bạn ngừng uống cà phê.

Những người nhạy cảm cà phê có thể bị rối loạn đường tiêu hóa hoặc làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh khác. Ví dụ, uống cà phê có thể khiến bạn ợ nóng và làm trào ngược dạ dày thực quản (GERD) nặng hơn.

So sánh tiêu thụ quá nhiều caffeine và dị ứng cà phê

Các triệu chứng dị ứng cà phê có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng do đã tiêu thụ quá nhiều caffeine hoặc nhạy cảm với caffeine.

Thông thường, lượng caffeine được khuyên dùng cho người lớn là không vượt quá 400mg mỗi ngày (khoảng 4 cốc nhỏ cà phê tự pha tại nhà).

Những người không tiêu thụ caffeine thường xuyên, hoặc những người nhạy cảm với caffeine, có thể gặp các triệu chứng sau khi tiêu thụ một lượng caffeine tương đối nhỏ, chẳng hạn như 1 cốc cà phê. Đối với những người không quen với đồ uống có chứa caffeine, thì các triệu chứng có thể xảy ra bởi vì cơ thể không sử dụng caffeine hiệu quả nên phải mất sức để loại bỏ chất caffeine khỏi hệ thống.

Tiêu thụ quá nhiều caffein có thể gây ra các triệu chứng tương tự như những người nhạy cảm với cà phê và xuất hiện thêm một số dấu hiệu như: Tức ngực; Tim đập nhanh; Thay đổi tâm trạng, tức giận hoặc trầm cảm; Tê chân tay; Đau cơ; Khó thở; Nhức đầu hoặc đau nửa đầu (migraine); Ảo giác; Toát mồ hôi lạnh; Các triệu chứng giống như cúm; Hoảng loạn.

Mặc dù rất hiếm, nhưng vẫn có người bị dị ứng caffeine. Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng với hợp chất này và dẫn đến chứng quá mẫn. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng giống như quá mẫn cà phê, hãy đi khám bác sỹ ngay lập tức.

Nguyên nhân khác

Các thành phần khác trong cà phê cũng có thể gây phản ứng bất lợi cho người uống. Chẳng hạn như hạt cà phê bị nhiễm thuốc trừ sâu hoặc hóa chất, chất bảo quản cũng có thể gây ra các phản ứng tiêu cực.

Những người uống cà phê với sữa hoặc kem cũng có thể bị phản ứng với sữa như dị ứng sữa hay bất dung nạp lactose. Cà phê ngọt có thể khiến cơ thể phản ứng với đường. Các loại siro cho vào cà phê cũng có thể gây dị ứng hay bất dung nạp.

Một nghiên cứu gần đây được đăng trên Tạp chí Khoa học về Độc tính và Sức khoẻ Môi trường cho thấy, một số mẫu hạt cà phê xanh bị nhiễm chất độc mycotoxin có nguồn gốc từ nấm. Những chất độc này vẫn có thể tồn tại ngay cả khi rang, xay cà phê và gây ra phản ứng dị ứng. Chính vì vậy, hãy lựa chọn loại cà phê hữu cơ (organic) và uống liều lượng nhỏ để xem xét các phản ứng của cơ thể.

Biết Tuốt H+ (Theo MNT)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng