Quả hồng: Bí quyết cho đôi mắt sáng khỏe

Quả hồng có hương vị ngọt ngào khi chín, giàu chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe của mắt

“Bỏ túi” 4 cách khắc phục khô mắt, mỏi mắt tại nhà đơn giản

Chóng mặt, đau đầu có phải do chỉ số cholesterol tăng cao?

Quầng thâm mắt: Nguyên nhân và cách khắc phục?

8 thói quen lành mạnh để bảo vệ "cửa sổ tâm hồn"

Là loại cây sống ở vùng ôn đới nên khi du nhập vào Việt Nam cây hồng thường sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở những khu vực khí hậu mát mẻ quanh năm như Đà Lạt. Quả hồng không chỉ thơm ngon mà còn rất giàu dinh dưỡng. Nhiều bằng chứng cho thấy việc bổ sung quả hồng vào chế độ ăn uống lành mạnh thường xuyên sẽ giúp tăng cường thị lực.

Quả hồng tốt cho mắt như thế nào?

Giác mạc (hay còn gọi là lòng đen) là một màng trong suốt có hình chỏm cầu thực hiện chức năng bảo vệ nhãn cầu, kiểm soát và hội tụ ánh sáng đi vào.

Kết mạc là một màng nhầy bao phủ bề mặt của nhãn cầu và mặt trong của mi mắt, đảm bảo cho mi mắt có thể trượt dễ dàng trên bề mặt nhãn cầu mà không gây tổn thương cho giác mạc.

Quả hồng rất giàu vitamin A. Trên thực tế, 1 quả hồng (168gr) cung cấp 55% lượng vitamin A khuyến nghị hàng ngày. Chất dinh dưỡng này có đặc tính chống oxy hóa hỗ trợ hoạt động của kết mạc và giác mạc. Đồng thời, vitamin A là thành phần để tạo thành hodopsin, một loại protein giúp mắt nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu.

Bên cạnh đó, trong quả hồng có chứa lutein và zeaxanthin, 2 chất dinh dưỡng đặc biệt hữu ích đối với mắt. Một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn giàu lutein và zeaxanthin có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh về mắt, bao gồm thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD), một căn bệnh ảnh hưởng đến võng mạc và có thể gây mất thị lực.

Cụ thể, một nghiên cứu ở hơn 100.000 người cho thấy những người tiêu thụ lượng lutein và zeaxanthin nhiều nhất có nguy cơ phát triển bệnh AMD thấp hơn 40% so với những người tiêu thụ ít nhất.

Ăn hồng như thế nào để an toàn cho sức khỏe?

Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc sử dụng quả hồng làm nguyên liệu trong món salad, sinh tố, ăn cùng với bột yến mạch trong bữa sáng,… đều mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi ăn hồng bạn cần lưu ý:

- Nên ăn hồng chín. Bởi chất tannin trong quả hồng xanh hoặc độ chín chưa tới sẽ làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng đến nhu động ruột.

- Không ăn quá nhiều hồng, nhất là lúc đói. Bởi tannin cộng với hàm lượng chất xơ dồi dào trong quả hồng (168gr hồng chứa 6gr chất xơ) dễ kết tủa dưới tác động của acid dạ dày gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa… 

- Đối với người hay bị táo bón, trẻ nhỏ, người già nhai không được kỹ hoặc người đã có tổn thương ruột, có tiền sử phẫu thuật ở vùng bụng, đặc biệt là dạ dày thì nên tránh ăn loại trái cây này. Nếu yêu thích thì có thể ăn ít, ăn hồng chín mềm sẽ tốt hơn và tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi tiêu thụ.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng