Ăn nhiều mỡ động vật gây viêm xương khớp

Nên hạn chế tiêu thụ mỡ động vật

Bị viêm xương khớp có nên dùng thực phẩm chức năng?

Giảm đau, viêm xương khớp bằng thực phẩm

Phát hiện sớm bệnh viêm xương khớp nhờ xét nghiệm máu

Súp lơ xanh có thể ngăn ngừa bệnh viêm xương khớp

Viêm xương khớp (Osteoarthritis) là bệnh về khớp chủ yếu ảnh hưởng đến sụn và tác động đến hàng triệu người trên thế giới. Sụn là mô trơn bao bọc các đầu xương của khớp và sụn khỏe mạnh cho phép các xương trượt qua nhau, giảm sốc vận động. Khi bị viêm xương khớp sẽ làm suy giảm hoạt động của sụn, khiến cho các xương dưới sụn cọ xát vào nhau. Việc cọ xát sẽ gây đau, sưng và mất khả năng cử động khớp. Theo thời gian, khớp có thể mất đi hình dạng ban đầu của nó. Ngoài ra, các gai xương cũng có thể phát triển trên các cạnh khớp. Các mảnh xương hoặc sụn có thể tróc ra và trôi nổi bên trong khoảng cách giữa hai đầu xương (joint space), gây đau đớn và thương tổn nhiều hơn.

Viêm xương khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể nhưng thường gặp ở đầu gối, hông, bàn tay và cột sống. Viêm xương khớp thường gặp ở người lớn tuổi, gặp nhiều ở phụ nữ hơn nam giới, những người bị biến dạng xương cũng có nhiều khả năng phát triển tình trạng này.

Chế độ ăn nhiều chất béo liên quan đến viêm xương khớp

Một yếu tố nguy cơ khác được biết đến đối với chứng viêm xương khớp là béo phì. Sự thừa cân gây nhiều áp lực lên các khớp và khiến nó gặp nhiều rắc rối hơn.

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Queensland và Đại học Nam Queensland (Australia) do các giáo sư Yin Xiao và Lindsay Brown dẫn đầu đã làm rõ mối liên quan giữa chất béo trong chế độ ăn và sự xuất hiện của viêm xương khớp.

Trong dự án nghiên cứu này, GS. Xiao đã nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của chế độ ăn uống giàu acid béo no (chât sbéo bão hòa) và carbohydrate đơn giản (đường đơn) đến viêm xương khớp. Những thành phần dinh dưỡng này phản ánh các yếu tố dinh dưỡng thường tìm thấy trong đồ ăn vặt không lành mạnh.

Kết quả cho thấy, một chế độ ăn uống có chứa 20% chất béo bão hòa và các đường đơn “gây ra những thay đổi ở đầu gối giống như viêm xương khớp”.

GS Yin Xiao giải thích: “Sự lắng đọng chất béo béo bão hòa trong sụn sẽ thay đổi sự chuyển hóa và làm suy yếu sụn, từ đó sụn dễ bị tổn thương hơn, dẫn tới đau xương khớp do mất tác dụng đệm của sụn”.

Thay mỡ động vật bằng dầu dừa

Tiêu thụ mỡ động vật, bơ và dầu cọ có thể làm sụn suy yếu. Tuy nhiên, khi họ thay thế nguồn chất béo này bằng acid lauric - một chất béo bão hòa thường thấy trong dầu dừa - đã có phản ứng ngược lại. Những người tiêu thụ acid lauric trong bữa ăn thay vì mỡ động vật cho thấy các dấu hiệu suy giảm sụn và hội chứng chuyển hóa giảm xuống.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng: “Thay thế các chế độ ăn chứa acid palmitic từ dầu cọ hoặc acid stearic bằng acid lauric từ dầu dừa có thể khiến ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị viêm xương khớp hiệu quả”.

Biết Tuốt H+ (Theo MNT)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp