Ăn nhiều đồ ngọt có khiến trẻ bị kích động?

Ăn nhiều đồ ngọt dễ khiến trẻ bị sâu răng, béo phì, đái tháo đường

Đây là những gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn đường

Nghiện đường, thèm đồ ngọt dễ chết sớm: Dùng bạc hà cai nghiện ngay!

Thảo dược tự nhiên giúp cai nghiện đường

Video: Bí quyết để "cai nghiện" đường và cà phê

Đường có khiến trẻ bị kích động? 

Không hẳn là như vậy. Đường, bánh kẹo ngọt gây ra nhiều tác dụng phụ với sức khỏe con người, như sâu răng, béo phì, đái tháo đường. Nhưng, y học hiện chưa có bằng chứng thuyết phục về việc tiêu thụ đường dẫn đến tăng động. 

Trên thực tế, lần đầu tiên mối liên hệ giữa đường với chứng tăng động ở trẻ em đã được đề cập trong một tạp chí có tên là Glucose Tolerance & Hyperkinesis năm 1978. Nghiên cứu này đã nghiên cứu 265 học sinh có triệu chứng tăng động và được chẩn đoán bị hạ đường huyết phản ứng (đường huyết thấp), do tiêu thụ quá nhiều đường.

Trong một nghiên cứu khác vào năm 1994, các nhà nghiên cứu đã chia 35 cậu bé và mẹ của chúng thành hai nhóm để nghiên cứu mối quan hệ giữa đường và sự hiếu động. Nhóm đầu tiên, các bà mẹ được thông báo rằng con của họ được cho ăn một lượng đường lớn. Nhóm thứ hai, các bà mẹ được thông báo rằng con của họ được cho dùng giả dược. Trong thực tế, tất cả trẻ em được cho dùng giả dược không đường. Tuy nhiên, các bà mẹ trong nhóm đầu tiên dường như thận trọng hơn với hành vi của trẻ và đã báo cáo sự hiếu động của trẻ. Điều này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng đó chỉ là do các bà mẹ trầm trọng hóa vấn đề và quá để tâm đến tác hại của đường. 

Ngày nay, một số nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm kiếm mối quan hệ giữa việc tiêu thụ đường và chứng tăng động, rối loạn tăng động giảm chú ý. Không ai có thể chứng minh rằng đường khiến một người trở nên hiếu động hơn. Nhưng, nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ nhiều đường trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần. 

Nghiện đường sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ

Điều gì thực sự xảy ra khi bạn ăn nhiều đường? 

Đường sẽ được tiêu hóa và phân hủy thành glucose nhờ các enzyme có trong ruột non. Glucose này sau đó được giải phóng vào máu, vận chuyển nó dưới dạng năng lượng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Vì vậy, khi bạn ăn nhiều đường sẽ có nhiều glucose trong cơ thể. Nồng độ glucose trong cơ thể được kiểm soát bởi các tế bào beta tuyến tụy. Khi cơ thể bạn nhận được nhiều đường hơn mức cần thiết, gan sẽ lưu trữ nó dưới dạng chất béo để sử dụng sau này, khi lượng đường trong máu thấp.

Khi cơ thể không nhận được thức ăn, lượng đường dư thừa này được sử dụng để cung cấp năng lượng cho một số bộ phận của cơ thể cần glucose. Các bộ phận khác của cơ thể được cung cấp ketone, là nhiên liệu thay thế mà gan tạo ra. Điều đó có nghĩa là mọi thứ nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải.

Nghiện đường ở trẻ em

Tiêu thụ đường có thể giải phóng opioid như serotonin và dopamine trong cơ thể, khiến nó có khả năng trở thành một chất gây nghiện. Mặc dù không phải ai cũng nghiện đường, nhưng các nghiên cứu nói rằng mọi người có thể bị nghiện đường trong những trường hợp nhất định. Trên thực tế, các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng đường gây nghiện hơn cocaine.

Làm thế nào để biết trẻ có bị nghiện đường hay không? 

- Luôn tìm một cái cớ để ăn một cái gì đó ngọt ngào;
- Sẵn sàng tiêu thụ những thứ gần gũi với đồ ngọt như một miếng trái cây, nước ép trái cây hay thậm chí là nhai kẹo cao su; 
- Cáu kỉnh hoặc bồn chồn khi không được tiêu thụ đường; 
- Tỏ ra giận dữ nếu bạn từ chối không cho trẻ những thứ có đường; 
- Thèm đường
- Các triệu chứng giống như kiệt sức sau khi kiêng đường. 

Kiểm soát việc tiêu thụ đường ở trẻ 

Trẻ 4 - 6 tuổi: Giới hạn hàng ngày là 19gr, khoảng 5 thìa cà phê.

Trẻ 7 - 10 tuổi: Giới hạn hàng ngày là 24gr, khoảng 6 thìa cà phê.

Từ 11 tuổi trở lên: Giới hạn hàng ngày là 30gr, khoảng 7 thìa cà phê. 

Một vài mẹo để hạn chế đường

- Thay thế ngũ cốc, nước ép trái cây và các thực phẩm có thêm đường bằng các thực phẩm chứa đường tự nhiên như trái cây tươi, bánh mì nguyên cám, sữa tách kem hoặc sữa chua không đường. 

- Thay thế bánh quy, bánh ngọt bằng bánh mì hoặc snack rau củ không đường. 

- Bổ sung protein và carbohydrate không đường như gạo, yến mạch và bánh mì trong bữa ăn của trẻ. 

- Thay thế đồ ăn nhẹ đóng gói như khoai tây chiên bằng các loại hạt rang, ăn nhiều trái cây và rau củ để bé cảm thấy no và không đòi ăn bánh kẹo.

Vân Anh H+ (Theo momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ