9 nguyên nhân không ngờ khiến bạn đổ mồ hôi nhiều

Những nguyên nhân khiến bạn đổ mồ hôi nhiều

Đổ mồ hôi đêm và giảm cân đột ngột: Dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm!

Thiên ma (Black cohosh): Có giúp giảm bốc hỏa, đổ mồ hôi do mãn kinh?

Tại sao suy giảm hormone estrogen lại gây bốc hỏa đổ mồ hôi?

Đổ mồ hôi giúp loại bỏ chất độc PBDE gây nhiễm độc thần kinh

Tăng tiết mồ hôi khu trú: Được đặc trưng bởi sự đổ mồ hôi liên tục của một số khu vực trên cơ thể, thường xảy ra theo cặp như: lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách và mặt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tình trạng này là hệ quả của rối loạn chức năng di truyền hệ thần kinh tạo ra phản ứng đổ mồ hôi, khi không cần thiết.

Mang thai: đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi trong cơ thể phụ nữ. Tình trạng này là hoàn toàn bình thường bởi giai đoạn này nhiệt độ của người phụ nữ sẽ tăng lên, hormone thay đổi, lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể cũng nhiều hơn nên họ luôn cảm thấy nóng hơn bình thường.

Tuyến giáp hoạt động quá mức: Tình trạng này xảy ra khi tuyến giáp của bạn sản sinh ra quá nhiều hormone chuyển hóa thyroxine (T4) và tri-iodothyronine (T3). Vì lý do này, quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị tăng nhanh hơn bình thường, khiến nhịp tim không đều, giảm cân nhanh và gây ra tình trạng đổ mồ hôi nhiều.

Ăn đồ cay, nóng: Một số thực phẩm có tác động rất lớn tới hệ tiêu hóa của bạn, đặc biệt là thực phẩm cay, caffeine hay rượu… Những thực phẩm này khiến hệ tiêu hóa làm việc hết công suất để xử lý thức ăn đồng thời sản sinh nhiệt gây ra hiện tượng đổ mồ hôi.

Tác dụng phụ của thuốc: Mặc dù chỉ có 1% người bị đổ mồ hôi do thuốc nhưng theo các chuyên gia, khi sử dụng các loại thuốc như giảm đau, kháng sinh hay một số loại thuốc thần kinh cũng khiến bạn bị đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường.

Đau tim: Đổ mồ hôi cũng là một trong những triệu chứng ban đầu của một cơn đau tim. Đổ mồ hôi lạnh vô cớ, cùng với đau ngực, chóng mặt và khó chịu ở bên ngực trái có thể cho thấy bạn đang bị đau tim.

Đái tháo đường: Những người mắc bệnh đái tháo đường thường dễ bị đổ mồ hôi hơn so với người bình thường. Điều này xảy ra khi lượng đường trong máu thay đổi đột ngột, gây tổn thương hệ thần kinh và những kích thích không cần thiết cho tuyến mồ hôi.

Lo lắng: Đổ mồ hôi còn là phản ứng tự nhiên của con người khi bị căng thẳng. Khi não bộ cảm thấy lo lắng hay nhận thấy mối nguy hiểm sắp tới nó sẽ kích thích sự tiết nước qua da để làm mát cơ thể.

Nội tiết tố thay đổi: Thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt hoặc mãn kinh cũng có thể khiến bạn đổ mồ hôi. Thông thường, việc này có liên quan tới quá trình tăng nhiệt độ cơ thể do nồng độ estrogen và progesterone không được kiểm soát.


Nguyên Hương H+ (Theo Brightside)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp