8 triệu chứng tự kỷ ở trẻ: Nhận biết sớm sẽ giúp ích cho trẻ

Trẻ tự kỷ thường rất tập trung vào đồ vật mà chúng thích

Bổ sung vitamin M khi mang thai giúp giảm nguy cơ trẻ tự kỷ

Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang dễ sinh con tự kỷ?

Mẹ bầu bị đái tháo đường dễ khiến con bị tự kỷ

Bà bầu uống paracetamol: Con dễ bị tự kỷ, tăng động giảm chú ý

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Tiến sỹ Paul Wang - Trưởng nhóm nghiên cứu y khoa của tổ chức Autism speaks, cho biết: "Mặc dù trẻ em có những mốc học nói khác nhau nhưng cha mẹ nên chú ý nếu thấy bé quá chậm nói so với độ tuổi. Nếu bé không bập bẹ tập nói khi được 12 tháng, không nói được từ nào khi đã 16 tháng hoặc nói những cụm từ không có nghĩa, không nói được 2 từ khi đã 24 tháng thì bạn nên đưa con đến gặp bác sỹ để được thăm khám bởi đây có thể là dấu hiệu của tự kỷ". 

Chậm nói là một trong những dấu hiện khá điển hình của hội chứng tự kỷ

Không có sự tương tác xã hội 

Theo bác sỹ Wang, nếu trẻ không mỉm cười hoặc có biểu hiện vui vẻ khi được 6 tháng thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng tự kỷ. Tương tự, nếu em bé của bạn không biết bắt chước âm thanh, nụ cười, các biểu hiện trên khuôn mặt khi bé được 9 tháng thì bạn nên đưa con đến gặp bác sỹ. Những trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) cũng có thể gặp khó khăn khi giao tiếp bằng mắt. 

Theo Dana Wattenberg Khani, MEd, chuyên gia tư vấn tự kỷ của tổ chức Autism Friendly Spaces, trẻ mắc chứng tự kỷ có thể có sự gắn bó mạnh mẽ hay quan tâm với các đồ vật một cách không bình thường... Trẻ cũng có thể thích chơi một mình hơn là chơi cùng với bố mẹ hoặc những trẻ khác. 

Mất khả năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội

Bác sỹ Wang cho biết: "Bất kỳ trẻ em nào bị ốm hoặc buồn bã sẽ ít nói chuyện hơn trong vài ngày. Nhưng nếu điều này kéo dài nhiều hơn vài ngày, thì bố mẹ cần đưa con đến một chuyên gia để tìm hiểu lý do". Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khoảng 1/3 trẻ em mắc chứng tự kỷ gặp khó khăn khi giao tiếp xã hội. Trẻ thường nói những từ ngữ không có nghĩa và hay lặp đi lặp lại những câu nói vô nghĩa.

Trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp khó khăn khi giao tiếp xã hội

Hành vi lặp đi lặp lại

Theo các chuyên gia, tất cả các hành vi lặp đi lặp lại như lắc lư người, vỗ tay, sắp xếp lại đồ vật và lặp lại các âm thanh, từ ngữ và câu nói... đều là những dấu hiệu đặc trưng của ASD. 

Tức giận với những thay đổi nhỏ

Trẻ tự kỷ có thể chú ý đến trật tự mà không có mục đích gì. Ví dụ chúng có thể dành hàng giờ sắp xếp đồ chơi và phân loại chúng theo màu sắc hoặc kích thước thay vì chơi với đồ chơi. Trẻ cũng có thể có những cơn hoảng sợ hoặc giận dữ mãnh liệt nếu đồ đạc trong phòng của trẻ bị thay đổi hoặc mẹ của trẻ thay đổi kiểu tóc, quần áo hoặc thay đổi thói quen như ăn sáng, đi tắm…

Trẻ dễ bị kích động khi mắc chứng tự kỷ

Có mối quan tâm quá mức đến một vấn đề

Theo Austism Speaks, sự quan tâm quá mức và hiểu biết sâu sắc về một vấn đề bất thường cũng có thể là triệu chứng tự kỷ. Trẻ có thể có mối quan tâm đặc biệt với quạt trần, máy hút bụi, nhà vệ sinh hoặc trẻ có kiến thức chuyên sâu về thiên văn học. Những trẻ lớn hơn hoặc người lớn mắc tự kỷ có thể quan tâm đặc biệt đến ngày tháng, các con số, dấu hiệu và các chủ đề khoa học.

Gặp khó khăn khi hiểu lời nói của người khác

Trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp khó khăn khi suy luận hoặc hiểu các khái niệm trừu tượng và các câu thành ngữ. 

Trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp khó khăn khi suy luận

Gặp các vấn đề sức khỏe khác

Những người mắc chứng tự kỷ cũng thể gặp các rối loạn khác như rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, động kinh hoặc gặp các vấn đề về cảm giác và có xu hướng ăn những thứ không phải là thực phẩm. 

Ngày 2/4 đã được Liên Hợp Quốc chọn là “Ngày Thế giới nhận thức chứng tự kỷ” với mục đích khuyến cáo các quốc gia tăng cường sự quan tâm đến hội chứng này. Tại Việt Nam, thống kê năm 2017 của Bộ LĐTB&XH cho biết hiện nay có khoảng 200.000 người có chứng tự kỷ và con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh.
Thanh Tú H+ (Theo Rd)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ