7 thực phẩm có vị đắng nhưng rất tốt cho sức khỏe

Ngoài mướp đắng, bạn còn nghĩ ra thực phẩm nào có vị đắng nhưng tốt cho sức khỏe?

Lợi ích của các loại rau củ, trái cây màu xanh lục

Thực phẩm nhuận tràng giúp tăng cường sức khỏe đường ruột

7 thực phẩm thuần chay giúp chăm sóc da hàng đầu

Những thực phẩm bạn nên hạn chế cho bé dưới 1 tuổi ăn

Dưới đây là 7 loại thực phẩm có vị đắng bạn nên ăn nhiều hơn:

Mướp đắng

Mướp đắng có chứa nhiều dưỡng chất thực vật như triterpenoid, polyphenol và flavonoid. Đây là các dưỡng chất thực vật đã được chứng minh có thể làm chậm sự phát triển của nhiều loại ung thư khác nhau trên chuột. Các chất chống oxy hóa trong mướp đắng cũng có thể ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do, giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2011 đã chỉ ra rằng, người bệnh đái tháo đường tiêu thụ 2.000mg mướp đắng khô mỗi ngày có thể hạ đường huyết tự nhiên sau 4 tuần.

Các loại rau họ cải

Các loại rau họ cải có vị đắng nhưng rất tốt cho sức khỏe

Các loại rau họ cải như mầm cải Brussels, củ cải, rau cải... có chứa glucosinolate, một hợp chất khiến các loại rau củ này có vị đắng, nhưng cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nhiều nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng, glucosinolate có khả năng làm chậm sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư.

Ngoài tác dụng chống ung thư tiềm năng, glucosinolate trong các loại rau họ cải còn có thể giúp các enzyme gan thải độc hiệu quả hơn, giảm các tác động tiêu cực tới cơ thể. Bạn có thể ăn ít nhất 5 phần rau cải mỗi tuần để cải thiện sức khỏe.

Vỏ cam, chanh

Mọi người thường có xu hướng bỏ vỏ của các loại quả cam, chanh… vì chúng có vị đắng. Tuy nhiên, hesperidin và naringin - hai hợp chất có tính chống oxy hóa mạnh có trong vỏ cam, chanh có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Vỏ cam, chanh có khả năng chống oxy hóa rất tốt

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các hợp chất flavonoid trong vỏ cam quýt có thể giúp giảm viêm, hỗ trợ thải độc và làm chậm sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Nếu muốn thêm vỏ cam, chanh vào chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể bào nhỏ chúng rồi sử dụng như một loại gia vị trong các món ăn, món tráng miệng…

Cacao

Khi không được thêm đường hay sữa, cacao nguyên chất có vị rất đắng và khó ăn. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2011 đã chỉ ra rằng, những người ăn chocolate đen (có thành phần chính là cacao) ít nhất 5 lần/tuần có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thấp hơn 56% so với những người không có thói quen này.

Nguyên nhân có thể là do các hợp chất polyphenol và chất chống oxy hóa trong cacao có khả năng giãn mạch máu và giảm viêm trong cơ thể.

Cà phê

Giống như các thực phẩm có vị đắng khác, cà phê cũng chứa nhiều polyphenol (điển hình như acid chlorogenic) và các chất chống oxy hóa khác, giúp giảm các tổn thương do stress oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống 3 - 4 cốc cà phê/ngày có thể làm giảm nguy cơ tử vong, nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh tim lần lượt 17%, 15% và 18% so với những người không uống chút cà phê nào.

Trà xanh

Trà xanh có vị đắng tự nhiên do hàm lượng cao catechin và polyphenol trong thành phần. Trong số đó, EGCG là một loại catechin nổi tiếng nhất với khả năng làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư.

Các hợp chất polyphenol trong trà xanh có thể hoạt động như những chất chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Các hợp chất này có thể làm giảm thiệt hại từ các gốc tự do và giúp giảm viêm, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Rượu vang đỏ

Rượu vang đỏ chứa hai loại polyphenol chính là proanthocyanidin và tannin, khiến chúng có vị hơi đắng, chát. Tuy nhiên, những thành phần này lại có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch bằng cách chống đông máu, làm giãn mạch máu.

Một số nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng uống rượu vang đỏ ở mức vừa phải (1 - 2 ly/ngày) có thể giúp làm tăng số lượng lợi khuẩn đường ruột, giúp giảm viêm và hạ cholesterol trong cơ thể.

Vi Bùi H+ (Theo Care2)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng