7 thực phẩm có hại, mẹ vẫn vô tình cho con ăn hàng ngày

Có những loại thực phẩm không hề tốt mà cha mẹ vẫn thường cho con ăn hàng ngày

Đức muốn "siết" quy định quảng cáo thực phẩm cho trẻ em

Cách chọn thực phẩm cho từng thời điểm trong ngày

9 loại thực phẩm chứa nhiều protein hơn một quả trứng

9 triệu chứng thiếu vitamin D ở trẻ

10 thực phẩm lành mạnh biến thành hại nếu ăn quá nhiều

Nước ép trái cây: Đây được xem là đồ uống ưa thích phổ biến của trẻ em ở mọi độ tuổi. Chúng rất thuận tiện nhờ được đóng hộp sẵn. Nhưng một chai nước ép sẵn này thường chứa từ 5 - 6 thìa cà phê đường. Đường hòa tan ngay lập tức được hấp thụ vào máu và không tốt cho sự trao đổi chất của carbohydrate. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên cho trẻ ăn trái cây tươi thay vì uống nước trái cây đóng hộp. 

Sữa chua: Để chọn một loại sữa chua lành mạnh, bạn nên đọc kỹ thành phần của sản phẩm. Đầu tiên, đừng mua những sản phẩm sữa chua không được bảo quản trong tủ lạnh mà lại để trên các kệ mở. Thứ hai, mua sữa chua tự nhiên thay vì sữa đóng hộp. Các loại sữa chua hương trái cây thường chứa nhiều đường, chất béo và calo khiến trẻ dễ bị béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Ngũ cốc: Ngũ cốc ăn liền hay các loại thực phẩm ăn liền tương tự khác thường được quảng cáo là chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Trên thực tế, những thực phẩm này chứa rất nhiều đường và tất cả những yếu tố "lành mạnh" của nó đều phần nhiều bị loại bỏ trong quá trình sản xuất, chỉ còn lại carbohydrate. Trẻ ăn đồ ăn này cũng nhanh đói. Vì vậy, sự thay thế tốt hơn có thể là bột yến mạch, trái cây và các loại hạt.

Mật ong: Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ em trước 2 tuổi không nên ăn mật ong. Không chỉ là một phản ứng dị ứng có thể xảy ra mà đôi khi mật ong có chứa vi khuẩn có thể dẫn đến một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng gọi là ngộ độc botulism.

Nho: Loại quả này chứa các vitamin và khoáng chất mà trẻ em cần. Nhưng có một lý do không nên cho trẻ em ăn nho vì trái cây này to, trơn khiến trẻ ăn có thể bị nghẹn. Ngoài ra, nho cũng khó tiêu hóa hơn đối với trẻ. Nên thay vào đó, chuối có thể là một sự thay thế tốt hơn cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Vitamin: Vitamin bổ sung cho trẻ em vẫn là một chủ đề gây khá nhiều tranh cãi. Vấn đề là cha mẹ thường dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của mình thay vì nhờ sự tư vấn từ một chuyên gia. Điều này là hoàn toàn sai, thậm chí nguy hiểm bởi dù vitamin có vô hại thì chúng vẫn chỉ nên được dùng khi bác sỹ hướng dẫn. Trẻ em nên nhận được các vitamin cần thiết từ thực phẩm, không cần phải cho trẻ uống bất kỳ chất bổ sung nào.

Milkshake: Hay còn gọi là sữa lắc, là thức uống được làm chủ yếu từ sữa, kem béo xay chung với đá, kết hợp cùng các loại hương vị như trái cây, trà xanh, chocolate, siro, caramel…Đây là một đồ uống "khoái khẩu" của trẻ em nhưng thực tế nó chứa rất nhiều chất béo và đường nên cũng có hại như nước ngọt. Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng, uống một thức uống béo thường xuyên có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh tim mạch


Nguyên Hương H+ (Theo Brightside)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ