5 dạng chấn thương thường gặp khi chạy bộ

Chấn thương đầu gối là một trong những chấn thương thường gặp nhất khi chạy bộ

7 thực phẩm có lợi cho người chạy bộ

Sai lầm khiến chạy bộ thường xuyên mà không giảm cân

Người chạy bộ cần bổ sung những thực phẩm nào?

Bị đau hông khi chạy bộ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiểu rõ các chấn thương thường gặp khi chạy bộ sẽ giúp bạn có hướng xử lý kịp thời nếu không may gặp phải:

Chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối (hay hội chứng đau bánh chè - đùi) là chất thương khá thường gặp, ảnh hưởng tới khoảng 30% người chạy bộ. Tình trạng này có thể xảy ra do vận động mạnh, thiếu linh hoạt, do sự di động của các mô mềm…

Bản chất của chấn thương: Chấn thương đầu gối có bản chất do khớp giữa xương đùi và xương bánh chè bị kích thích.

Cách xử lý: Bạn có thể thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng để giãn các cơ quanh đầu gối, bao gồm cơ đùi trước, cơ gân kheo và cơ hông.

Hội chứng dải chậu chày

Dải chậu chày là một mô liên kết dài, kéo dài từ hông đến mặt ngoài đầu gối và xương chày và là dạng chấn thương phổ biến thứ hai ở những người chạy bộ.

Hội chứng dải chậu chày cũng là chấn thương phổ biến ở những người chạy bộ

Bản chất của chấn thương: Chấn thương này xảy ra do dải chậu chày bị căng quá mức. Nguyên nhân có thể do người chạy bộ không giữ được sự ổn định tại chân, mất cân bằng cơ bắp.

Cách xử lý: Bạn có thể tìm cách tăng cường cơ mông và cơ hông (đặc biệt là nhóm cơ bên hông) bằng cách thực hiện các bài tập nâng chân, tập với ống lăn (foam roller), bài tập chùng chân (lunges).

Thực hiện các bài tập cải thiện sức bền, tập yoga và tập Pilates cũng có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe và sự dẻo dai khi chạy bộ.

Đau xương cẳng chân

Đau xương cẳng chân thường xảy ra trong giai đoạn mới bắt đầu tập luyện. Theo đó, những người mới mắt đầu chạy bộ, những người đã ngừng chạy bộ một khoảng thời gian dài và mới bắt đầu chạy lại sẽ thường gặp phải chấn thương này.

Bản chất của chấn thương: Đau xương cẳng chân xảy ra do có các vết rách nhỏ tại cơ bắp bao quanh vùng xương chày.

Cách xử lý: Nếu đau xương cẳng chân xảy ra do tập luyện quá mức, bạn sẽ cần thời gian nghỉ ngơi phù hợp để ngăn chấn thương tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, cải thiện sự linh hoạt tại bắp chân, hông, mắt cá chân và ngón chân cái có thể giúp bạn di chuyển bàn chân đúng cách trong khi chạy, giúp ngăn ngừa chấn thương này tái phát.

Viêm gân gót chân

Viêm gân gót chân (hay viêm gân Achilles) là chấn thương thường gặp ở những người hay chạy nước rút, chạy bộ ở địa hình dốc. Các triệu chứng có thể bao gồm sưng và đau quanh gân Achilles (gân gắn các cơ bắp chân với xương gót chân).

Bản chất của chấn thương: Xảy ra do vận động quá mức khiến gân bị kích thích.

Cách xử lý: Để giảm đau, bạn nên có thời gian nghỉ ngơi phù hợp, kết hợp với chườm lạnh lên vùng gót chân. Bạn cũng có thể thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng để cải thiện sức mạnh, sự linh hoạt và khả năng giữ thăng bằng.

Viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân có thể xảy ra do việc vận động, sử dụng bàn chân quá mức.

Bản chất của chấn thương: Tình trạng này xảy ra do các mô liên kết dưới bàn chân bị viêm, có các vết rách nhỏ tại cơ bắp.

Cách xử lý: Massage và thực hiện các bài tập duỗi căng bàn chân, ngón chân có thể giúp giảm đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi tất y khoa, chọn giày dép phù hợp để phân tán áp lực lên bàn chân.

Vi Bùi H+ (Theo MBG)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp