Hãy xem nắng nóng gây hại gì cho cơ thể bạn!

Nắng nóng gây hại gì cho bạn?

Nắng nóng trên 40 độ C: Làm gì để không đổ bệnh?

Làm sao để làm mát cơ thể trong ngày trời oi bức, nắng nóng?

Có nên tập thể dục thể thao khi nắng nóng?

7 vấn đề sức khỏe thường gặp khi nghỉ Hè

Sổ mũi, hắt hơi nhiều hơn

Thời tiết ấm áp của mùa Hè là điều kiện thuận lợi để các cây sinh trưởng, ra hoa khiến lượng phấn hoa trong không khí tăng cao. Điều này có thể làm xuất hiện các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy… ở nhiều người.

Để làm giảm các triệu chứng dị ứng mùa Hè, hãy cố gắng tránh các tác nhân gây dị ứng, đặc biệt là phấn hoa bằng cách hạn chế ra ngoài trời vào ban ngày. Thay vào đó, hãy thực hiện các hoạt động ngoài trời như tập thể thao, đi dạo… vào cuối ngày khi lượng phấn hoa trong không khí đã lắng xuống. Bạn cũng nên đóng cửa sổ trong ngày để các chất gây dị ứng không xâm nhập vào phòng.

Lượng phấn hoa tăng cao vào mùa Hè có thể gây các phản ứng dị ứng

Mất ngủ, khó ngủ

Thời tiết quá nóng có thể khiến bạn cảm thấy bí bách, khó ngủ, nhưng bật điều hòa lại khiến bạn cảm thấy lạnh? Hầu hết mọi người sẽ ngủ ngon ở nhiệt độ phòng từ 19 - 20 độ C, tuy nhiên tùy vào sở thích của mình, bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp hoặc chọn đắp thêm một lớp chăn mỏng khi dùng điều hòa để có thể ngủ ngon hơn.

Tim đập nhanh hơn

Dù có tập các bài tập tốt cho tim mạch, nhiều người nhận thấy đôi khi tim đập nhanh hơn vào mùa Hè. Theo Jonathan Newman - một bác sỹ tim mạch người Mỹ, nhiệt độ tăng cao có thể tác động trực tiếp và gián tiếp tới tim của bạn.

Hãy cẩn thận vì tim có xu hướng đập nhanh hơn vào mùa Hè

Một mặt, chất lượng không khí có thể trở nên xấu đi khi nhiệt độ tăng cao do lượng bụi, hóa chất độc hại… trở nên tập trung hơn vào mùa Hè. Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tim mạch của bạn.

Ngoài ra, trái tim có xu hướng đập nhanh hơn vào mùa Hè, nhằm bơm máu nóng trong cơ thể ra gần bề mặt da để làm mát cơ thể. Có thể nói, nhịp tim nhanh vào mùa Hè là một cơ chế giúp giữ cho cơ thể mát hơn và bạn sẽ không thể ngăn chặn tình trạng này.

Tuy nhiên, những người mắc các bệnh tim mạch nên có biện pháp kiểm soát nhịp tim để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Uống nhiều nước, tránh vận động quá sức và có chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát huyết áp, kiểm soát cholesterol… sẽ giúp tim làm việc hiệu quả hơn.

Bị muỗi đốt nhiều hơn

Mùa Hè nóng, ẩm là thời điểm muỗi sinh trưởng, phát triển mạnh do vòng đời của muỗi trở nên ngắn hơn. Điều này sẽ khiến các bệnh lây truyền do muỗi như sốt xuất huyết, Zika… lây lan nhanh hơn.

Tốt hơn hết, mỗi khi ra ngoài trời, bạn hãy sử dụng các loại thuốc bôi, xịt… chống muỗi. Nếu đã bị muỗi đốt, cố gắng đừng gãi vết thương vì móng tay có rất nhiều vi khuẩn gây nhiễm trùng nếu bạn gây ra các vết thương hở trên da. Bạn có thể chườm mát, thoa gel lô hội… lên vết muỗi đốt để giảm ngứa, giảm sưng.

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp