4 mẹo sử dụng rau củ quả của các đầu bếp hàng đầu

Nên ăn nhiều rau củ quả mỗi ngày

Có bao nhiêu calorie trong các loại rau củ bạn vẫn ăn?

Top 5 loại rau củ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

15 loại rau củ quả ít thuốc trừ sâu nhất năm 2019

Mỹ công bố 12 loại rau củ quả nhiều thuốc trừ sâu nhất năm 2019

Một số mẹo sử dụng rau củ quả của đầu bếp hàng đầu mà bạn nên nắm được:

1. Giảm lượng carbohydrate bằng súp lơ

Bạn có thể dùng súp lơ để thay thế các loại thực phẩm giàu carbohydrate như khoai tây nghiền, đế bánh pizza và cơm để giảm lượng tiêu thụ carbohydrate.

Súp lơ nghiền có thể là một sự thay thế tạm thời cho món khoai tây nghiền. Bạn chỉ cần trộn súp lơ luộc đã nghiền mịn với một thìa cà phê bơ, một nhúm muối, hạt tiêu và bột quinoa.

Súp lơ là nguyên liệu chính trong món cơm súp lơ (cauliflower rice) - món dành cho người ăn chay, người muốn hạn chế ăn gạo trắng hoặc các thực phẩm nhiều carbohydrate, như người bệnh đái tháo đường. Xay nhỏ súp lơ cho đến khi nhỏ và mịn như cơm rồi cho vào khay lót sẵn giấy nến, trộn thêm một chút dầu olive và nướng trong lò 5 phút. Món cơm này có lượng carbohydrate thấp, hương vị thơm ngon, có thể thay cơm để ăn kèm với các món mặn khác hoặc dùng để nấu soup hoặc canh.

Cơm súp lơ (cauliflower rice)

Bạn cũng có thể làm đế bánh pizza súp lơ bằng cách nấu cơm súp lơ, nêm một chút muối kosher (giúp hút ẩm) và vắt sạch nước bằng khăn xô. Sau đó, dùng cán bánh để cán súp lơ thành đế bánh pizza.

Súp lơ thậm chí còn có thể hòa quyện tốt với kem dùng cho món mì ống và phô mai, giúp món ăn trở nên giàu chất xơ và dưỡng chấth ơn. Trên thực tế, một cốc súp lơ nấu chín chỉ cung cấp ít hơn 30 calorie, nhưng lại có tới 3gr chất xơ.

2. Sử dụng rau xanh linh hoạt

Nếu cảm thấy quá nhàm chán với các món rau luộc, xào hoặc trộn salad, bạn hãy sáng tạo món rau với các công thức mới mẻ hơn. Bạn có thể thêm rau xanh vào các món soup, nước sốt cà chua marinara cho các món mì, trứng chiên, sinh tố...

Ăn nhiều rau xanh mỗi ngày là một chiến lược tốt cho sức khỏe, chúng giàu chất xơ,  các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần.

3. Đừng phụ thuộc vào muối

Hãy nêm thức ăn với các loại thảo mộc hay rau thơm, quế, tỏi, hành, ớt và nước cốt chanh để tăng hương vị cho món ăn thay vì dựa dẫm vào các hỗn hợp gia vị nhiều muối và nước sốt đóng chai.

Thảo mộc tươi như rau húng, rau mùi, hương thảo… cung cấp đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ.

4. Các loại đậu đỗ

Các loại đậu đỗ không chỉ là một món ăn phụ. Với hàm lượng chất xơ và chất dinh dưỡng đậm đặc, cùng với kết cấu giống kem (khi đã được nghiền nhỏ), đậu đỗ có thể kết hợp tốt với nhiều món ăn.

Bạn có thể cho đậu đỗ nấu chín và xay nhuyễn để làm sánh các món soup, canh và nước sốt thay cho sốt kem hoặc sữa. Bột đậu cũng có thể thay thế bột mì làm bánh quy, bánh nướng và bánh brownie.

Tìm hiểu thêm tại: Cách làm bánh brownie đậu đen

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Món ngon - Nhà hàng