4 điều đáng sợ khi ăn bánh mì chắc chắn bạn không biết

Ăn nhiều bánh mì có thể gây hại cho sức khỏe

Chuyện lạ có thật: Ăn bánh mỳ cũng bị say rượu

Bữa sáng đơn giản với món soup cà rốt thanh đạm ăn kèm bánh mỳ

Bánh mỳ Pita cải xoăn - bạn đã thử chưa?

Ngộ độc tập thể nghi do bánh mỳ tại Đà Lạt

1. Dị ứng

Gluten là một trong những thành phần chính của bột mì làm cho bánh mì được mềm, xốp và mịn hơn. Tuy nhiên, tiêu thụ gluten có thể gây ra những phản ứng dị ứng và viêm. Nếu tiêu thụ trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ dẫn tới các bệnh tự miễn. Vì vậy, hạn chế ăn bánh mì và các sản phẩm từ lúa mì có thể giúp làm giảm nguy cơ dẫn tới các vấn đề sức khỏe như: Viêm nhiễm, rối loạn tâm thần và trầm cảm.

2. Rối loạn hormone

Dậy thì sớm là một trong những vấn đề ngày càng trở nên phổ biến. Ngoài các sản phẩm từ sữa và trứng, lúa mì cũng có thể là thủ phạm tác động tới hormone trong cơ thể. Nó có thể làm mất cân bằng nội tiết tố, khiến lông và tóc phát triển quá mức, dẫn tới dậy thì sớm ở bé gái…

Nếu sự mất cân bằng này diễn ra quá mạnh mẽ, nó còn có thể làm tăng nguy cơ gây ra hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), vô sinh hiếm muộn và mãn kinh sớm ở phụ nữ.

3. Làm xương yếu đi

Nghiên cứu cho thấy, chứng loãng xương - một tình trạng thoái hóa làm mất khối xương có liên quan trực tiếp tới sự nhạy cảm của gluten. Do đó, bánh mì và các sản phẩm từ lúa mì chứa nhiều gluten chắc hẳn không phải là một sự lựa chọn tốt đối với sức khỏe xương khớp.

4. Tăng đường huyết

Các thực phẩm được làm từ tinh bột tinh chế thường có hàm lượng carbohydrate cao có thể dẫn đến tình trạng tăng đường huyết đột ngột gây áp lực lên tụy và thận. Điều này khá nguy hiểm, bởi có thể dẫn đến kháng insulin gây ra bệnh đái tháo đường type 2 và suy giảm chức năng thận.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn bánh mì làm từ bột mì tinh chế. Nếu thích, có thể chọn bánh mì làm từ bột kiều mạch hoặc lúa mì đen…

Quang Tuấn H+ (Theo Curejoy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng