10 thực phẩm người bị gout nên tránh xa trong dịp Tết

Những thực phẩm người mắc bệnh gout cần tránh xa

9 yếu tố nguy cơ gây bệnh gout

Làm sao để cải thiện những cơn đau do bệnh gout?

Những biện pháp tự nhiên giúp giảm acid uric

Gần Tết lại gia tăng bệnh nhân nhập viện do ngộ độc rượu

Thịt đỏ: Một số loại thịt có hàm lượng purine cao. Cơ thể chuyển hóa purine thành acid uric. Nếu quá tải, acid uric có thể xâm nhập vào máu và gây ra các cơn đau gout. Thịt đỏ, đặc biệt là thịt cừu, có hàm lượng purine rất cao. Thay vào đó, bạn có thể ăn thịt trắng có hàm lượng purine thấp cùng chế độ ăn nhiều rau xanh.

Cá: Người bị bệnh gout nên tránh ăn một số loại cá có hàm lượng purine cao như: Cá trích, cá ngừ, cá thu, cá mòi và cá cơm. Kể cả với các loại cá có lượng purine thấp như cá hồi, người bệnh gout cũng chỉ nên ăn 1 đến 2 lần một tuần.

Thịt thú rừng: Hãy tránh xa các loại thịt thú rừng, đặc biệt là thịt thỏ, thịt nai, thịt chim cút, thịt gà rừng hay thịt ngỗng nếu bạn đang có nguy cơ mắc bệnh gout. Giống như thịt đỏ, thịt các loài động vật này cũng chứa hàm lượng purine cao, rất không tốt đối với người bệnh gout.

Sò điệp: Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo người bị bệnh gout không nên ăn hải sản, đặc biệt là sò điệp. Các loại hải sản cần kiêng khác bao gồm các loại động vật có vỏ cứng. Có thể thỉnh thoảng ăn tôm, cá hồi và cua, vì chúng có lượng purine ở mức trung bình.

Nội tạng động vật: Các loại nội tạng động vật là một dạng thực phẩm cấm kị đối với người mắc bệnh gout. Tốt nhất là hãy loại bỏ phần lưỡi, gan, cật, óc hay ức để giảm thiểu nguy cơ đau do gout.

Bia: Những người mắc bệnh gout nên tránh uống bia. Sự phân rã bia trong cơ thể làm tăng vọt hàm lượng acid uric. Bia còn gây mất nước và làm chậm quá trình đào thải acid uric của cơ thể. Những người bị bệnh gout thường được khuyên nên từ bỏ bia và rượu bất cứ khi nào có thể, rượu vang thì có thể uống trong mức độ cho phép.

Đồ uống có đường: Các loại nước ngọt đóng chai thường chứa lượng đường lỏng fructose (HFCS) cao. Uống các thức uống này kích thích cơ thể sản sinh thêm acid uric, tăng nguy cơ bệnh gout. Các lựa chọn thay thế lành mạnh hơn cho các loại đồ uống này là nước ép tươi và trà thảo dược.

Một số loại rau: Các chuyên gia khuyến cáo người mắc bệnh gout nên ăn nhiều rau, nhưng vẫn cần tránh các loại rau có hàm lượng purine cao như măng tây, nấm, đậu Hà Lan, rau chân vịt và súp lơ. Tuy nhiên, việc ăn các loại rau này có thể không gây ra nhưng cơn đau dễ dàng như đối với các thực phẩm đến từ thịt có hàm lượng purine cao.

Một số loại trái cây: Các chuyên gia y tế cho rằng, giống như đồ uống chứa fructose, một số loại trái cây có khả năng kích thích cơ thể sản sinh acid uric. Vì vậy, chà là, mận, cherry và lê là những trái cây cần đưa vào danh sách ăn kiêng đối với người bệnh gout.

Các sản phẩm sữa giàu chất béo: Có nhiều ý kiến trái chiều về tác động của các sản phẩm sữa đối với người bị bệnh gout. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy ăn nhiều phô mai và sữa chua làm giảm nguy cơ bệnh gout. Tuy nhiên, người bệnh gout nên tránh uống quá nhiều sữa hay ăn quá nhiều kem.


Nguyên Hương H+ (Theo Facty)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp