Kiên nhẫn và hiểu biết giúp con tập ngồi bô

Khi bạn đi vệ sinh có thể cho con vào cùng để ngồi bắt chước

5 bước “huấn luyện” trẻ cách ngồi bô

Giúp trẻ đối phó với những kẻ bắt nạt như thế nào?

7 cách giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát

Dạy trẻ hướng thiện

Theo bác sỹ Hermann Josef Kahl, Khoa Nhi ở Dusseldorf (Đức), khi trẻ 2 tuổi đã có thể bắt đầu dừng dùng tã lót và dạy con tập ngồi bô, quá trình “cai” tã lót thường kéo dài khoảng 8 tuần cho đến khi trẻ không cần dùng tã bỉm nữa.

Các bác sỹ Nhi khoa đều khuyến cáo nên cho trẻ ngồi vào những chiếc bô nhiều màu sắc và ngộ nghĩnh giúp trẻ thích thú mỗi lần đi vệ sinh. Các giáo viên cũng khuyên cha mẹ không nên ca ngợi trẻ, mà giúp trẻ nhận biết đó là việc cần thiết trong quá trình trưởng thành. Trẻ em học chủ yếu bằng cách bắt chước, nên khi cha mẹ vào phòng tắm đi vệ sinh, có thể mở cửa để con làm quen với hình ảnh dùng bồn cầu của người lớn. Từ đó, chúng cũng sẽ tự giác đi vào nhà vệ sinh và ngồi bô khi cần.

Các bậc cha mẹ không nên tạo ra áp lực cho con. Bởi đây là một quá trình phát triển về thể chất cũng như ý thức của bé. Cha mẹ cũng không nên lo lắng nếu con mình vẫn sử dụng tã bỉm quá lâu. Mỗi đứa bé sẽ có thời gian phát triển khác nhau, càng gây áp lực và những hình phạt, chỉ càng làm trẻ áp lực và đem kết quả ngược lại.

Nếu tập cho bé ngồi bô một thời gian dài mà bé vẫn tè dầm và phải đóng bỉm, bạn có thể đưa con đi siêu âm thận và bàng quang để kiểm tra. Có một số vấn đề y tế như dị tật bàng quang hoặc rối loạn về chức năng của niệu đạo có thể là những nguyên nhân gây ra điều này.

Chúc các bé khỏe mạnh!

Ngọc Hoa H+ (Theo Spiegel.de)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ