Kiểm tra sức khỏe trước Tết: Khỏi lo sự cố bất ngờ!

Ngày tết, thói quen ăn nhiều đạm, béo, đồ ngọt... sẽ càng làm cho bệnh rối loạn chuyển hóa tăng thêm nguy cơ - ảnh minh họa

Tôi có thực sự cần kiểm tra sức khỏe hàng năm?

7 ứng dụng nổi tiếng trên Iphone giúp kiểm tra sức khoẻ

Kiểm tra sức khỏe để du lịch

Những sai lầm khi đi kiểm tra sức khỏe

80% bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn mỡ máu sống tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ít vận động, chế độ dinh dưỡng nhiều đường, tinh bột và nhiều mỡ.

Đặc biệt, vào những ngày trong những ngày tết, thói quen ăn nhiều đạm và béo, ít vitamin và xơ, đồ ngọt như bánh, kẹo, mứt, nước giải khát có ga,… sẽ càng làm cho bệnh rối loạn chuyển hóa tăng thêm nguy cơ. Đặc biệt là ở những người trên 40 tuổi, những người có nguy cơ đái đường, đã hoặc đang điều trị đái tháo đường, có tiền sử đái tháo đường thai nghén, có rối loạn khi làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết.

Trong khi đó triệu chứng lâm sàng của người có đường huyết cao và rối loạn mỡ máu (đặc biệt là dư thừa Cholesterol LDL - “mỡ máu xấu” vì có phân tử lượng thấp lắng đọng gây xơ vữa thành mạch) không rõ rệt.

Đó cũng là lý do vì sao Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật của Mỹ (CDC) đã khuyến cáo rằng tất cả những người trưởng thành (từ 20 tuổi trở lên) nên định kỳ kiểm tra mỡ máu. Việc chủ động phát hiện sớm rối loạn mỡ máu làm nguy cơ biến chứng, tăng đáp ứng điều trị, từ đó giảm chi phí điều trị. Việc này có ý nghĩa trong việc phòng ngừa bệnh lý tim mạch.

Vậy làm thế nào để có thể tận hưởng ngày Tết an toàn, không gặp sự cố sức khỏe bất ngờ? Một trong những cách tốt là nắm chắc tình trạng sức khỏe của mình hiện ra sao thông qua các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm chỉ số đường máu

Xét nghiệm này dùng để phát hiện những trường hợp tăng đường huyết hoặc giảm đường huyết, giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường và để theo dõi lượng đường huyết ở người bị bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra, xét nghiệm đường máu (có giá trị trung bình 4,2-6,4 mmol/L) còn giúp phát hiện đái tháo đường, nồng độ glucose trong máu tăng, kiểm soát đường có thể gặp trong các trường hợp sau: Do các loại thuốc (thuốc corticoids, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc lợi tiểu,…), ăn quá nhiều đồ ngọt (đường, bánh kẹo,…), ung thư tụy, viêm tụy,…

Nồng độ đường trong máu giảm, có thể gặp trong các trường hợp: Thiểu năng tuyến thượng thận, uống rượu, suy tuyến yên, suy tuyến giáp, hạ đường huyết,…

Xét nghiệm chỉ số mỡ máu

Mỡ máu (Cholesterol) tăng trong máu (giới hạn bình thường từ 3,6-5,2 mmol/L) là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa và dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim gây nguy cơ nhồi máu cơ tim, cao huyết áp,… Cholesterol giảm trong các trường hợp: Hấp thu kém, suy kiệt, ung thư, biếng ăn,…

Siêu âm

Ngoài xét nghiệm máu, siêu âm là phương pháp an toàn, chi phí thấp để đánh giá về mặt hình ảnh các cơ quan. Với nhóm bệnh lý chuyển hóa siêu âm tổng quát giúp đánh giá mức độ gan nhiễm mỡ, sỏi mật, tụy, thận, phần phụ,…

Siêu âm thường được kết hợp với xét nghiệm máu trong kiểm tra định kỳ ở những người khỏe mạnh và người tái khám bệnh.

Những kết quả kiểm tra này sẽ giúp người bệnh an tâm biết được tình trạng sức khỏe hiện tại của mình để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, luyện tập, phòng bệnh cho hiệu quả hoặc cần điều trị theo đơn của bác sỹ.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn