Làm thế nào để kiểm soát huyết áp?

Tăng huyết áp được coi là "sát thủ thầm lặng" gây tử vong ở người

Câu chuyện cuộc sống: Nỗ lực giảm 33 kg trong 6 tháng

Miếng "dán da" kiểm tra đường huyết

Trẻ tăng huyết áp, già dễ sa sút trí tuệ mạch máu

6 dấu hiệu cảnh báo tình trạng tăng huyết áp không nên bỏ qua

Huyết áp là gì và tại sao nó quan trọng?

Áp lực của dòng máu đi nuôi cơ thể được gọi là huyết áp. Nhờ huyết áp, cơ thể mới tạo ra được dòng tuần hoàn mang oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi khắp các cơ quan. 

Với người trưởng thành, huyết áp được coi là bình thường khi chỉ số đo được là dưới 120/80 mmHg. Chỉ số “120” là huyết áp tâm thu -  chỉ số áp lực máu khi tim đang đập. Chỉ số “80” được gọi là huyết áp tâm trương - chỉ số áp lực máu vào khoảng thời gian giữa hai lần đập của tim. Một người được coi là tăng huyết áp khi chỉ số đo được bằng hoặc trên 140/90mmHg.

Huyết áp luôn cao trong thời gian dài có thể gây hại cho tim, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵBên cạnh với bệnh tim, tăng huyết áp cũng là một trong những nguyên nhân gây suy thận ở người do tăng huyết áp có thể khiến các động mạch quanh thận bị suy yếu và thu hẹp.

Triệu chứng và nguyên nhân của tăng huyết áp

Phần lớn tăng huyết áp không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể. Một số trường hợp có thể bị đau đầu hoặc chảy máu mũi không thường xuyên.

Có 2 loại tăng huyết áp: Tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát.

Tăng huyết áp nguyên phát là tình trạng tăng huyết áp không rõ nguyên nhân. Loại này có xu hướng phát triển trong nhiều năm, chiếm 90 - 95% trường hợp.

Tăng huyết áp thứ phát là tình trạng bị gây ra bởi một số điều kiện cơ bản như thận hoặc tuyến giáp có vấn đề, chứng ngưng thở khi ngủ, lạm dụng rượu… Tăng huyết áp thứ phát có xu hướng xuất hiện bất ngờ và chỉ số huyết áp khi đo được ở người tăng huyết áp thứ phát thường cao hơn rất nhiều so với tăng huyết áp nguyên phát.

Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Các yếu tố rủi ro

Tuổi tác: Nguy cơ tăng huyết áp gia tăng theo tuổi tác. Hơn 2/3 những người trên 65 tuổi bị tăng huyết áp.

Tiền sử gia đình: Bạn sẽ nguy cơ cao bị huyết áp cao nếu có bố mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh này.

Béo phì: Các nhà nghiên cứu ước tính, 70% những người bị tăng huyết áp là do thừa cân/béo phì. Thừa cân/béo phì làm tăng huyết áp bằng cách làm thay đổi chức năng thận, làm tăng khối lượng máu, thúc đẩy và tổn thương mạch máu thông qua sự đề kháng insulin. Mỡ thừa cũng làm tăng áp lực cho các mao mạch trong quá trình đưa máu đi nuôi cơ thể.

Hàm lượng muối cao: Nồng độ muối tăng cao trong cơ thể sẽ làm tăng huyết áp.

Giảm lượng kali: Kali giúp cân bằng lượng natri trong tế bào của bạn. Thiếu kali trong chế độ ăn uống sẽ làm cho muối bị tích tụ nhiều trong máu gây tăng huyết áp.

Rượu và stress: Uống rượu và bị stress đã được chứng minh có mối liên hệ với tăng huyết áp.

Một số bệnh mạn tính: Bệnh đái tháo đường, bệnh thận hoặc ngưng thở khi ngủ đều có thể làm tăng huyết áp.

Thay đổi lối sống để ổn định huyết áp

Một chế độ sống lành mạnh giúp phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp. Những cách có thể giúp huyết áp luôn được ổn định là:

Giảm cân: Duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh (Chỉ số khối cơ thể BMI từ 18,5 - 24,9).

Ăn theo chế độ DASH: Ăn nhiều trái cây, rau quả, các sản phẩm sữa ít chất béo và giảm lượng chất béo bão hòa.

Hạn chế natri: Không ăn mặn. Hàm lượng natri trong cơ thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

Hoạt động thể chất: Mỗi ngày dành ra ít nhất 30 phút để đi bộ, chạy bộ hoặc đạp xe.

Không uống rượu. Rượu sẽ khiến bạn khó kiểm soát huyết áp.   

Sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng: Uống thuốc đều đặn theo đúng chỉ dẫn bác sỹ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm chức năng giúp hạ huyết áp và phòng ngừa biến chứng do tăng huyết áp gây ra. Lưu ý tham vấn ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng để đạt được kết quả tốt nhất.

M. Hiếu H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch