Những thay đổi lối sống mà người bệnh đái tháo đường nên làm

Kiểm soát bệnh đái tháo đường bằng cách thay đổi lối sống

9 thói quen gây bệnh đái tháo đường mà bạn không hề ngờ tới

Điều gì xảy ra khi người đái tháo đường ăn chuối?

5 cách giúp người bệnh đái tháo đường cải thiện đời sống tình dục

Bệnh đái tháo đường có gây mù lòa không?

Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thực phẩm chế biến sẵn hầu như không có giá trị dinh dưỡng. Chúng không chứa các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Đây là một trong những loại thực phẩm hàng đầu có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn.

Tập thể dục mỗi ngày

Tập thể dục giúp ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể ổn định, điều này sẽ giúp bạn quản lý bệnh đái tháo đường tốt hơn. Tập thể dục thường xuyên cũng làm tăng độ nhạy insulin trong cơ thể và giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch hiệu quả hơn.

Hạn chế căng thẳng

Căng thẳng khiến chúng ta ăn nhiều các loại thực phẩm không lành mạnh. Điều này chắc chắn sẽ không giúp gì cho bệnh nhân đái tháo đường, mà còn có thể làm tăng lượng đường trong máu. Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch và cũng có thể làm tổn thương các cơ quan nội tạng khác. Những người bị căng thẳng có thể sẽ không ăn và uống thuốc đúng giờ. Điều này sẽ làm cho việc kiểm soát bệnh đái tháo đường gặp nhiều khó khăn hơn.

Không nên ngồi một chỗ quá lâu

Tập thể dục và đi lại quanh chỗ ngồi sẽ giúp glucose chuyển hóa thành năng lượng 

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, ngồi lâu một chỗ có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và các bệnh tim mạch. Ngồi một chỗ khiến cơ thể của người bệnh không chuyển hóa được glucose thành năng lượng. Khi glucose tích tụ quá lâu trong cơ thể sẽ gây hại cho các cơ quan nội tạng của người bệnh. Bằng việc di chuyển xung quanh chỗ ngồi, glucose sẽ được chuyển hóa thành năng lượng và giúp giảm lượng đường trong máu của bạn.

Uống nhiều nước

Uống nước đều đặn trong ngày là cách đơn giản nhất giúp làm giảm lượng đường trong máu. Khi cơ thể bị mất nước, hormone Vasopressin tăng lên. Hormone này làm cho chức năng gan bị ảnh hưởng và làm tăng lượng đường trong máu. Khi hoạt động của gan bị ảnh hưởng thì độ nhạy insulin cũng sẽ bị giảm đi.

Kiểm tra đường huyết thường xuyên

Thói quen kiểm tra đường huyết thường xuyên là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh đái tháo đường. Kiểm tra đường huyết thường xuyên sẽ giúp bạn theo dõi lượng đường trong máu để có thể điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp.

Kiêng rượu bia, thuốc lá

Những người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn và thói quen hút thuốc lá hay uống rượu, bia có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ đó. Uống quá nhiều rượu, bia và hút thuốc lá làm hỏng thành động mạch và làm cho các mạch máu bị hẹp đi, từ đó tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.

Trần Lưu H+ (Theo Boldsky)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi1900 6436 để biết thêm chi tiết.

XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết