Trẻ không tập trung, hay nói leo có phải tăng động giảm chú ý?

Trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý thường không thể tập trung khi học tập

Những quan điểm sai lầm về chứng tăng động giảm chú ý

Con bạn có thực sự bị tăng động giảm chú ý không?

Con tăng động giảm chú ý có sử dụng được thảo dược Câu đằng không?

Tăng động giảm chú ý ở người lớn bị động kinh

BS.CK II Thái Thị Thanh Thủy - Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 2, trả lời

Chào bạn!

Những vấn đề mà con bạn đang gặp phải hiện nay là một trong những biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Tuy nhiên các biểu hiện trên chỉ mang tính chất gợi ý nhằm cảnh báo con bạn đang có những biểu hiên bất thường. Trẻ bị ADHD thường có các triệu chứng nằm trong 2 nhóm thiếu chú ý và tăng động.

Trẻ được xác định mắc ADHD khi có ít nhất là 6 triệu chứng trong mỗi loại, tồn tại ít nhất trong 6 tháng và những triệu chứng này phải xảy ra ở ít nhất là 2 nơi, thường là ở trường học và ở nhà. Nếu trẻ thường nghịch ngợm ở trường nhưng lại ngoan ngoãn ở nhà thì cũng không được xác định trẻ đang bị ADHD. Ngoài ra, mỗi trẻ bị tăng động giảm chú ý có biểu hiện khác nhau vì vậy cha mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện xem trẻ có bị rối loạn tăng động giảm chú ý hay không và nếu có thì ở thể nào để có hướng điều trị phù hợp.

Việc kết luận một đứa trẻ có bị ADHD hay không phải dựa trên các tiêu chuẩn khắt khe. Bạn cần đưa con đến thăm khám tại chuyên khoa thần kinh nhi của các bệnh viện. Bác sỹ sẽ cho trẻ làm một số bài test tâm lý và dựa vào thông tin gia đình cung cấp để đánh giá xem trẻ có bị ADHD hay không.

Tăng động giảm chú ý không phải là lỗi của trẻ, nó thường do những rối loạn sự chú ý và khả năng tự kiềm chế bẩm sinh, tiến triển của bệnh có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội. Hơn thế nữa, cha mẹ nên phát hiện sớm những biểu hiện bệnh để trẻ được điều trị kịp thời. Vì vậy trước mắt bạn cần đưa con đến cơ sở y tế có chuyên khoa tâm thần hoặc tâm lý để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Tiến triển của bệnh có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội. Hơn thế nữa, cha mẹ nên phát hiện sớm những biểu hiện bệnh để trẻ được điều trị kịp thời.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gợi ý thực phẩm chức năng Egaruta giúp làm giảm các chứng co giật, tăng động, rối loạn cảm xúc

Những quan điểm sai lầm về chứng tăng động giảm chú ý  - Ảnh 8


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị