Khoa học chứng minh 4 thực phẩm chức năng giảm cân chỉ là lời đồn

Không nên phí tiền mua thực phẩm chức năng giảm cân chưa có những bằng chứng xác thực

Bắt đầu giảm cân bằng cách đơn giản nhất: Uống trà thảo dược

Ăn gì vào bữa tối nếu bạn đang cố gắng giảm cân?

Chuyên gia giải đáp ăn trưa như thế nào để giảm cân

Mất cân bằng hormone có gây tăng cân?

Tìm hiểu 4 thành phần/thực phẩm chức năng giảm cân không hiệu quả như quảng cáo ngay dưới đây:

1. Raspberry ketone

Raspberry ketone được bán dưới dạng viên giảm cân, đây là các hóa chất được tìm thấy trong quả mâm xôi đỏ chịu trách nhiệm về mùi và vị khác biệt của loại quả này.

Một nghiên cứu trên những con chuột béo phì đã phát hiện ra raspberry ketone làm giảm tổng lượng chất béo trong cơ thể.

Trong một nghiên cứu khác, 70 người lớn bị béo phì được áp dụng chế độ ăn kiêng, tập thể dục giảm cân và được chọn ngẫu nhiên để dùng: thực phẩm chức năng giảm cân chứa raspberry ketone; Thực phẩm chức năng giảm cân khác như caffeine, tỏi, hoặc giả dược.

Chỉ có 45 người tham gia hoàn thành nghiên cứu. Trong đó có: 27 người tiêu thụ thực phẩm chức năng để giảm được khoảng 1,9kg; 18 người tiêu thụ giả dược giảm được 400gr. Nhưng vì tỷ lệ bỏ nghiên cứu quá cao nên kết quả này chưa được công nhận hoàn toàn.

Một nghiên cứu thí điểm khác trên 5 người lớn cho thấy không có ảnh hưởng gì đến cân nặng khi họ vẫn duy trì mô hình ăn uống, tập thể dục hiện tại và bổ sung 200mg raspberry ketone mỗi ngày.

Có thể nói, tới hiện tại vẫn chưa có những bằng chứng khoa học đủ sức chứng minh raspberry ketone giảm cân hiệu quả. Đặc biệt, xuất hiện nhiều mối quan tâm về các rủi ro tiềm năng của raspberry ketone cho tim và sinh sản.

Nên: Ăn nhiều trái cây tươi, bao gồm cả mâm xôi, kiwi, đào, nho, táo… thay vì tiêu thụ raspberry ketone .

2. Bột trà xanh matcha

Matcha là một loại trà xanh được làm từ lá của cây chè/Camellia sinensis. Các lá trà xanh được chế biến thành bột và có thể trộn với chất lỏng hoặc thực phẩm.

Trước khi thu hoạch, cây chè được đặt trong bóng mát trong một vài tuần để làm tăng hàm lượng theanine và caffeine.

Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào kiểm tra tác dụng của matcha đối với việc giảm cân. Theo tổng kết 6 nghiên cứu sử dụng các chế phẩm trà xanh để giảm cân trong 12 tuần cho thấy có sự khác biệt dựa trên quốc gia/vùng, lãnh thổ. Trong các nghiên cứu được tiến hành ngoài Nhật Bản, những người tiêu thụ trà xanh không có sự giảm cân đáng kể.

Mặt khác, trong 8 nghiên cứu được thực hiện ở Nhật Bản, những người tham gia sử dụng các chế phẩm từ trà xanh đã giảm cân đáng kể, trung bình từ 200gr đến 3,5 kg.

Nên: Tiêu thụ matcha vì các lợi ích sức khỏe mà nó mang lại chứ không phải mục đích giảm cân.

3. Garcinia cambogia

Thực phẩm chức năng giảm cân Garcinia cambogia từ quả nụ được quảng bá có khả năng giảm cân kỳ diệu vì nó chứa một lượng lớn Hydroxycitric Acid (HCA).

Trong các nghiên cứu trên động vật, HCA can thiệp vào sản xuất acid béo. Về mặt lý thuyết, khi áp dụng trên người, nó có thể tác động vào chuyển hóa chất béo và tăng tốc độ giảm cân.

Trong khi một thử nghiệm kéo dài 12 tuần trên những phụ nữ thừa cân được ngầy nhiên áp dụng chế độ ăn ít calorie, có hoặc không có HCA, các nhà khoa học thấy rằng: Nhóm tiêu thụ HCA giảm cân đáng kể (giảm 3,7kg so với 2,4kg ở nhóm giả dược). Tuy nhiên, 2 thử nghiệm khác cho thấy không có sự khác biệt về giảm cân.

Tiếp đó, một thử nghiệm kéo dài 12 tuần trên 135 phụ nữ và nam giới cũng không thấy sự khác biệt về giảm cân giữa nhóm tiêu thụ HCA và nhóm dùng giả dược.

Một thử nghiệm khác kéo dài 10 tuần trên 86 phụ nữ và nam giới bị thừa cân được ngẫu nhiên uống chiết xuất Garcinia cambogia hoặc giả dược cũng thấy có sự khác biệt về giảm cân.

Lưu ý: Tuy chưa ghi nhận trường hợp tử vong hay các biến chứng nguy hiểm do sử dụng Garcinia cambogia, nhưng nó vẫn có thể gây những khó chịu, bao gồm hoa mắt, khô miệng, đau đầu, đau bụng hoặc tiêu chảy….

4. Chất bổ sung caffeine

Caffeine được cho là làm tăng tỷ lệ trao đổi chất của bạn và do đó tăng tốc độ giảm cân.

Theo một nghiên cứu nghiên cứu dựa trên những người có cân nặng lành mạnh, bổ sung caffeine có thể thúc đẩy gia tăng tỷ lệ trao đổi chất, nhưng nó phụ thuộc vào liều lượng.

Tiêu thụ nhiều caffeine có thể tăng tỷ lệ trao đổi chất tăng lên: Tiêu thụ lượng caffeine thấp nhất là 100mg (trong cà phê hòa tan) giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất trung bình lên tới 9 calorie/giờ; Tiêu thụ 400mg caffeine làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên khoảng 34 calorie/giờ.

Khi thử nghiệm trên những người trưởng thành bị chứng béo phì, các nhà nghiên cứu thấy rằng: Những người được cho bổ sung caffeine với liều lượng 8mg trên mỗi 1kg cân nặng thì tỷ lệ trao đổi chất tăng lên khoảng 16% trong 3 giờ.

Trong một nghiên cứu trên những người trưởng thành bị chứng béo phì được áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân và ngẫu nhiên được tiêu thụ 200mg caffeine, 3 lần/ngày trong 24 tuần hoặc bổ sung giả dược, các nhà khoa học không tìm thấy thấy những khác biệt về cân nặng giữa các nhóm.

Thậm chí, trong 8 tuần đầu đầu tiên khi sử dụng thực phẩm chức năng chứa caffeine, nhiều người còn gặp các phản ứng phụ như: Mất ngủ, run rẩy và chóng mặt.

Kết luận: Caffeine có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể trong ngắn hạn, nhưng nó không đẩy nhanh quá trình giảm cân.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất