12 vấn đề khó chịu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Mẹ bầu đã biết cách xử lý các vấn đề sức khỏe hay gặp 3 tháng cuối thai kỳ?

Các tip giúp mẹ bầu thoải mái hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng bà bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ

Bà bầu tập thể dục thế nào trong 3 giai đoạn của thai kỳ?

Mẹ bầu ăn chay cần chú ý gì tới chế độ dinh dưỡng thai kỳ?

Mất ngủ

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường bị mất ngủ, không thể ngủ được, đi kèm với các tình trạng như luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng. Lời khuyên: Hãy thử tập thể dục nhẹ nhàng trong ngày, tránh uống các đồ uống chứa caffein (trà, cà phê…) vào chiều tối.

Đau lưng

Đau lưng khi mang thai là một trong những tình trạng hay gặp nhất. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thử các biện pháp massage, tập yoga (đặc biệt là tư thế yoga con mèo/bò) có thể giúp mẹ bầu đỡ đau lưng. Ngoài ra, chườm ấm bằng túi chườm hay ngâm mình trong bồn nước ấm cũng có thể giúp khắc phục tình trạng đau lưng.

Chuột rút

Nhiều phụ nữ cho biết họ thường bị chuột rút khi mang thai, đặc biệt là vào buổi đêm trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Giãn cơ bắp giúp phòng ngừa tình trạng chuột rút cho bà bầu

Giãn cơ bắp trước khi đi ngủ có thể giúp thư giãn các cơ bắp, phòng ngừa tình trạng chuột rút chân khi ngủ. Ngoài ra, trong một số trường hợp, thiếu kali cũng có thể góp phần gây ra tình trạng chuột rút ở bà bầu.

Khó thở

Khi thai nhi phát triển và chèn vào cơ hoành, bạn có thể cảm thấy khó thở hơn. Giãn cơ bắp và tập yoga có thể giúp ổn định tư thế cho thai nhi, giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ. Bạn cũng có thể kê cao đầu hơn khi ngủ để khắc phục tình trạng khó thở về đêm.

Kiệt sức

Mang thai khiến mẹ tốn rất nhiều năng lượng, vì vậy bà bầu nào cũng thường cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức trong thai kỳ, đặc biệt là vào 3 tháng cuối.

Mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức trong ngày

Lời khuyên tốt nhất là ngủ trưa khoảng 30 phút hàng ngày. Buổi trưa là thời điểm bạn dễ cảm thấy mệt mỏi nhất, chính vì vậy giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp mẹ bầu lấy lại năng lượng, cảm thấy dễ chịu hơn.

Ợ nóng, đầy bụng

Ợ nóng, đầy bụng có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu, nhưng đây lại là các dấu hiệu thai nhi đang phát triển khỏe mạnh.

Tốt hơn hết, để giảm nhẹ cảm giác khó chịu do ợ nóng, đầy bụng, mẹ bầu nên đi lại nhẹ nhàng, tránh ngồi nhiều sau bữa ăn. Uống 1 cốc sữa mật ong cũng có thể khắc phục sự khó chịu do ợ nóng khi mang thai.


Các cơn co tử cung

Các cơn co tử cung có thể xảy ra thường xuyên hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ nhưng thường không gây đau đớn quá mức cho mẹ.

Các cơn co tử cung có thể xảy ra thường xuyên hơn khi gần tới ngày sinh nở

Trong trường hợp các cơn co tử cung làm bạn thấy khó chịu, hãy thử đổi tư thế ngồi/nằm hoặc thư giãn trong bồn tắm để cảm thấy dễ chịu hơn.

Đau xương mu

Các cơn đau xương mu trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể ảnh hưởng tới cả khớp háng, khiến mẹ khó giữ thăng bằng khi co một chân hay phải bước qua những vật cao (ví dụ như khi bước vào bồn tắm).

Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần chườm ấm lên phần xương mu đau nhức để giảm đau tự nhiên, an toàn nhất.

Đi tiểu nhiều lần

Càng gần tới khi sinh, đầu bé sẽ càng chúc xuống nhiều hơn vào vùng xương chậu. Điều này có thể làm tăng nhu cầu vệ sinh của mẹ. Để khắc phục tình trạng tiểu nhiều về đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ, mẹ bầu nên hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ.

Cảm thấy áp lực ở vùng bụng dưới

Đây là dấu hiệu cho thấy thời gian sinh nở của bạn đang tới gần. Để cảm thấy thoải mái hơn, mẹ có thể ngâm mình trong nước (đi bơi, tắm bồn…), tập yoga nhẹ nhàng để giảm nhẹ áp lực tại vùng bụng dưới.

Bé đạp nhiều

Trong một số trường hợp, bé có thể đạp nhiều và mạnh hơn (đặc biệt là vào xương sườn) trong 3 tháng cuối. Nếu bạn cảm thấy đau và bầm tím, hãy thử chườm mát lên khu vực bị đau, hoặc tập yoga (tư thế con mèo/bò) để thay đổi vị trí của thai nhi đi chút ít.

Khó giữ thăng bằng

Khó giữ thăng bằng trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ té ngã, khó đứng dậy cho mẹ bầu. Tốt hơn hết, bạn nên đặc biệt cẩn thận trong 3 tháng cuối thai kỳ vì các va đập mạnh có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Vi Bùi H+ (Theo Verywell)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp