Khi nào nên cho trẻ ăn đường?

Đường làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ

Cách massage giảm táo bón cho trẻ

Bé bị táo bón: Khi nào bố mẹ cần lo lắng?

Vaccine ngừa cúm: Rất tốt cho trẻ em, nhưng vô dụng với người già

Năm 2020 sẽ triển khai Sổ theo dõi Sức khỏe bà mẹ & trẻ em trên toàn quốc

Ước tính, tại Úc, có khoảng 2/3 số người trưởng thành và 1/4 số trẻ em được phân loại thừa cân, béo phì, và đường là yếu tố góp phần quan trọng làm tăng tỷ lệ này.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, giảm lượng đường ăn vào theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và hạn chế lượng đường trong chế độ ăn của trẻ là việc cần làm ngay. Thế nhưng, cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, không phải là ngăn chặn tuyệt đối sự tiếp xúc của trẻ với đường, mà điều cần làm là cân bằng lượng đường trong chế độ ăn của trẻ. Vậy, làm thế nào để đạt được sự cân bằng hoàn hảo này?
Theo nhà tâm lý học, chuyên viên dinh dưỡng và người sáng lập của Fermentanicals, Jayta Szpitalak, "Khi nói đến trẻ em và đường, tôi nghĩ bạn cần phải có cách tiếp cận thực tế. Khuyến cáo của WHO là 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày cho mỗi người, nên bạn chỉ cần giữ số lượng đường trong chế độ ăn của trẻ ở dưới mức đó, bạn sẽ tạo được khung an toàn cho trẻ. Còn nếu bạn gây sức ép, tách trẻ khỏi những món ăn bạn nghi ngại nhiều đường một cách quyết liệt, nó sẽ gây lo lắng cho đứa trẻ. Và nó sẽ khiến cho mục tiêu của bạn hoặc các thú vui của đứa trẻ bị bõ lỡ". 
Chỉ cần chút mẹo nhỏ với mật ong, các mẹ đã giúp con giảm được lượng đường ăn hàng ngày
Trong việc tạo lập thói quen cho đứa trẻ, theo TS. Szpitalak, thay vì tách con khỏi những bữa tiệc sinh nhật với những chiếc bánh gato, những chiếc kẹo ngọt nhiều sắc màu, điều bạn cần làm là hướng dẫn đứa trẻ hiểu về tác hại của việc ăn nhiều đường, cách phân biệt một món ăn nhiều đường và món ăn ít được. "Giúp đứa trẻ lựa chọn thực phẩm lành mạnh mới là cách hiệu quả giúp đứa trẻ tránh xa những thực phẩm chứa đầy đường gây hại", Szpitalak nhấn mạnh. "Để làm được điều này, tôi khuyên bạn nên đọc, hiểu thêm các nhãn hiệu thực phẩm và đưa chúng cho con bạn cũng như lựa chọn chúng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của cả gia đình. Không có lựa chọn nào thông minh hơn là việc loại bỏ những vị ngọt có hại từ chính gia đình bạn. Thay vì dùng đường, bạn có thể dùng mật ong hoặc các loại siro thay thế, an toàn mà vẫn giữ được hương vị của món ăn".
"Ví dụ, một đĩa salad xoài xanh với cải xoăn, rau bina, hạt chia có thể không khiến trẻ thích thú. Nhưng một chút bột chocolate có chứa đường ăn kiêng stevia thì sao? Những đứa trẻ sẽ bị cuốn hút với món ăn hơn. Một chút bộ chocolate nhưng kèm theo đó là cả một đĩa rau xanh tươi mát, tốt cho sức khỏe", Szpitalak cho biết.
Tuy nhiên, thay vì áp đặt, hãy cùng trẻ thảo luận về chế độ ăn hàng ngày và lắng nghe những ý kiến của trẻ. Bằng cách đưa ra những lựa chọn, bạn càng có nhiều cơ hội để có chế độ ăn uống lành mạnh hơn cho con mình. "Tỷ lệ 90/10 hay 80/20 trong việc giảm số lượng đường đưa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày thì sao nhỉ? Giảm dần dần lượng đường trong chế độ ăn của cả gia đình sẽ giúp ích cho trẻ hơn bạn nghĩ", Szpitalak cho biết.

PV H+ (Theo Huffingtonpost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ