Khi âm nhạc là “liều thuốc”

Âm nhạc giúp bệnh nhân có thể tự thở được, ít phụ thuộc vào máy hô hấp nhân tạo

Nghe nhạc Đức miễn phí tại Việt Nam

Taylor Swift và Rihanna giúp trẻ giảm đau sau phẫu thuật

Âm nhạc giúp định hình hành vi của trẻ

Nhạc nào tốt cho thai phụ?

Các nhà khoa học tại Đại học Pittsburgh (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu trên 28 bệnh nhân (22 nam và 6 nữ, trung bình 62,5 tuổi và ít nhất là 21 tuổi) không thể tự thở mà phải sử dụng sự trợ giúp của máy hô hấp nhân tạo. Trong vòng 6 ngày trước khi ngừng sử dụng máy thở, các bệnh nhân được chọn nghe những bản nhạc yêu mà mình yêu thích, thay đổi theo từng ngày. Nhóm nghiên cứu gọi đây là phương pháp “can thiệp âm nhạc”.

Kết quả cho thấy, ở các bệnh nhân không có sự thay đổi lớn về nồng độ oxy trong máu và chỉ số huyết áp trung bình khi được nghe nhạc. Tuy nhiên, phương pháp “can thiệp âm nhạc” lại giúp cải thiện đáng kể tình trạng lo lắng, khó thở hoặc thở yếu. Đặc biệt, trong quá trình “điều trị” bằng âm nhạc, một bệnh nhân đã hoàn toàn không cần đến sự trợ giúp của máy thở - thứ khiến họ cảm thấy căng thẳng và không an toàn.

Trong một thông cáo báo chí, các nhà nghiên cứu cho biết những bệnh nhân tham gia nghiên cứu đã nằm viện trung bình 39 ngày trong phòng cấp cứu. Họ đã được theo dõi 30 phút trước khi bắt đầu nghe nhạc, 1 tiếng sau khi kết thúc “can thiệp” và 90 phút trong những ngày không được nghe nhạc.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhịp tim của bệnh nhân cũng giảm đáng kể khi bản nhạc bắt đầu vang lên nhưng không có sự khác biệt lớn khi so sánh với nhịp tim của họ trong những ngày không được nghe nhạc.

Nhóm nghiên cứu dự định sẽ tiến hành nghiên cứu trên quy mô lớn hơn để cung cấp thêm bằng chứng về lợi ích của âm nhạc đối với bệnh nhân thở bằng máy.

Kim Chi H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn