Khàn tiếng lâu ngày: Vì đâu nên nỗi?

Khàn tiếng lâu ngày là dấu hiệu của nhiều vấn đề về sức khỏe

Khản tiếng: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

8 nguyên nhân hàng đầu khiến giọng khản như ''vịt đực"

Khản tiếng, viêm thanh quản: Bệnh của người nói nhiều?

Bị khản tiếng, mất tiếng - Nên ăn gì cho chóng khỏi?

Dưới đây là những nguyên nhân có thể khiến bạn bị khản tiếng, mất giọng.

1. Phát âm quá mức

Phát âm quá mức là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm thanh quản. Chỉ sau một đêm cổ vũ tại một sự kiện thể thao hay ca nhạc cũng có thể khiến bạn khàn giọng. Khi bị khàn giọng, tốt hơn hết là hãy để cho cổ họng của bạn được nghỉ ngơi. Càng cố nói nhiều trong giai đoạn này, dây thanh âm của bạn càng “khóc thét”, dẫn đến sự hình thành các u hoặc nhân, có thể cần phải phẫu thuật.

Phát âm quá mức gây viêm thanh quản

2. Trào ngược acid

Nếu hiện tượng khàn giọng vẫn có xu hướng tiếp diễn nhiều hơn vài tuần, bạn có khả năng đã bị trào ngược acid. Khi acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản, dây thanh âm có thể bị kích thích dẫn đến khàn tiếng. Các triệu chứng trào ngược gắn với các vấn đề về giọng nói thường không gây nên ợ nóng hay buồn nôn.

Trào ngược acid gây khàn giọng

3. Nấm miệng

Nấm miệng (nhiễm trùng nấm men ở cổ họng) có thể là nguyên nhân khiến bạn mất giọng. Biến chứng này thường xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch yếu kém như những người bị HIV hoặc ung thư.

4. Ung thư thanh quản

ung thư thanh quản có thể gây đau tai, viêm họng và mất giọng

Khàn tiếng, mất tiếng lâu ngày (thường đi kèm với đau tai, viêm họng và mất giọng) cũng có thể do ung thư thanh quản. Nếu có dấu hiệu kể trên, tốt hơn hết là hãy tới các phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác khiến bạn mất giọng. Việc kiểm tra sẽ giúp xác định liệu có phải bạn bị ung thư thanh quản hay không.

Thu Hà H+ (Theo Abc News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp