Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Khỏe rồi mới cưới!

Nhiều người vẫn e ngại khi nhắc đến khám sức khỏe tiền hôn nhân

Thiếu máu cơ tim có phải là bệnh di truyền không?

Bệnh di truyền: Vẫn có thể phòng tránh

Tự ngăn chặn một số bệnh di truyền

Thiếu máu cơ tim có phải là bệnh di truyền không?

Các dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ

Giới trẻ đang bỏ quên

Theo Thạc sỹ Tâm lý Mã Ngọc Thể - Giám đốc Trung tâm Tư vấn tâm lý Tân Trí Việt: "Hiện nay một số nước trên thế giới, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân là một việc bắt buộc, thậm chí, nhiều nơi, để có thể đăng ký kết hôn, đôi bạn trẻ phải có chứng chỉ chứng nhận đã học lớp tiền hôn nhân và khám sức khỏe".

Hiện nay, nhiều bạn trẻ vẫn chưa coi trọng việc khám sức khỏe trước khi kết hôn. Hầu hết trong số họ vẫn giữ quan niệm “cưới vì yêu” mà ít người có ý thức tìm hiểu về sức khỏe sinh sản của bạn đời.  Dưới góc nhìn “truyền thống”, trước khi kết hôn nhiều người thường chú trọng tìm hiểu gia đình, đạo đức, trình độ, tâm tính... của bạn đời mà ít khi nhìn thẳng vào vấn đề thực tế có chi phối, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hôn nhân đó là sức khỏe. 

Không ít người cũng cho rằng, khám sức khỏe tiền hôn nhân là cách để "kiểm tra" nhau để quyết định có tổ chức cưới hay không. Một số khác lại cảm thấy tự ái vì sức khỏe của mình bị nghi ngờ hoặc có người lại cảm thấy lo sợ, ngại ngần. Đối với các thiếu nữ chưa từng đi khám phụ khoa thì để vượt qua rào cản tâm lý quả là một điều rất khó. Có một số bạn lại nghĩ rằng nếu như đi khám bệnh lại bị lây nhiễm từ chính phòng khám? Hoặc như khi khám có vật thể lạ xâm nhập làm rách màng trinh thì dẫn tới mâu thuẫn vợ chồng sau này. Nếu như bạn đời có chút bí mật thì việc khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng phơi bày ra những chuyện sâu kín trong lòng mà họ chỉ muốn giữ kín cho riêng mình, tuyệt đối không muốn cho người còn lại biết. Đây cũng là lý do khiến họ e ngại khi tiếp cận dịch vụ hết sức cần thiết này.

Các bạn trẻ đang thờ ơ với khám sức khỏe tiền hôn nhân

Theo bác sỹ chuyên khoa II Bùi Thanh Vân - Trưởng khoa Chăm sóc trước sinh, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM): "Trên thế giới, người ta rất coi trọng việc khám sức khỏe tiền hôn nhân, còn ở Việt Nam thì các bạn trẻ còn "thờ ơ" về vấn đề này. Các bạn trẻ thường quan tâm đến vấn đề khám tiền sản theo định kỳ. Đây là việc làm đúng mà chưa đủ, bởi việc khám tiền sản chỉ là việc kiểm tra sự phát triển của thai nhi xem thai phát triển bình thường hay những bất thường để quyết định tiếp tục thai kỳ hay chấm dứt thai kỳ. Còn khám sức khỏe tiền hôn nhân mới là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tương lai sẽ có những đứa con khỏe mạnh".

Bạn sẽ được gì?

Nếu khám sức khỏe tiền hôn nhân, bạn sẽ hạn chế được tỷ lệ mắc các bệnh di truyền: Nhiều dị tật bẩm sinh hay bệnh tật của con cái có thể là do di truyền từ bố mẹ. Chẳng hạn bệnh huyết tán bẩm sinh (Thalassemia) là loại bệnh di truyền do biến đổi gene từ nhiều thế hệ trước, không hoặc rất ít đột biến mới. Người bị bệnh nặng khi có sự kết hợp 2 gene bệnh của bố và mẹ, nghĩa là điều này xảy ra khi cả hai cha mẹ đều mang gene bệnh. Bệnh nhân mắc bệnh này bị thiếu máu nặng cần phải điều trị truyền máu định kỳ.

Nếu không được điều trị đầy đủ thì bệnh sẽ gây nhiều biến chứng như: Biến dạng xương mặt, sạm da, gan lách to, suy tim… gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ thấp. Chi phí khám chữa bệnh cũng là gánh nặng cho gia đình. Do sự thiếu hiểu biết về kiến thức sinh sản, nhiều cặp vợ chồng đã sinh con bị dị tật không có não, thoát vị não, não úng thủy, bại não, dị tật cơ xương… chết ngay khi chào đời không phải hiếm, còn những đứa trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tứ chi, dị tật bộ phận sinh dục… dù sống được nhưng nỗi khổ vẫn đeo đẳng bản thân đứa trẻ, gia đình và xã hội suốt đời.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ hạn chế mắc các bệnh lây nhiễm

Hạn chế các bệnh lây nhiễm: Mỗi năm, Bệnh viện Phụ sản Trung ương phát hiện khoảng gần 100 sản phụ nhiễm HIV, phần lớn khi đến viện khám mới biết mình mắc bệnh. Họ, giống như bao người vợ khác, trước khi kết hôn đều không kiểm tra sức khỏe và không biết rõ về thể trạng của bạn đời.

Khi khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, những người có HIV sẽ được tư vấn áp dụng biện pháp tránh thai phù hợp, nếu muốn sinh con cần phải làm gì… để giảm thiểu những hậu quả có thể để lại cho thế hệ sau. Ví dụ, người phụ nữ nhiễm HIV sinh con thì tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con khoảng trên 30%. Nếu được tư vấn, chăm sóc, điều trị tốt có thể giảm tỷ lệ này xuống dưới 10%, thậm chí có thể dưới 2%… Phát hiện sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà, bệnh lậu, giang mai... để có hướng điều trị kịp thời, tránh lây lan cho bạn đời gây hậu quả xấu về sau. Bệnh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con là chủ yếu.

Nếu mẹ mắc bệnh trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây sang con là 10% và sẽ tăng cao tới 60 - 70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.

Chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân, khám sức khỏe tiền hôn nhân chính là sự chuẩn bị kiến thức, tâm lý đúng cho cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, bền vững. Đây cũng chính là chuẩn bị để có một cuộc sống tình dục thoải mái, thỏa mãn, an toàn và có trách nhiệm. 

Theo các chuyên gia về sức khỏe sinh sản, các cặp đôi nên khám sức khỏe tiền hôn nhân trước đám cưới khoảng 6 tháng. Đây là thời gian trung bình để điều trị một số bệnh nếu có. Khám sức khỏe tiền hôn nhân khá giống với khám sức khỏe định kỳ gồm: Khám lâm sàng tổng quát (khám nội tổng quát và chuyên khoa phụ sản); Xét nghiệm (nhóm máu, bệnh lý về máu, chức năng gan thận, viêm gan, các bệnh lây qua đường tình dục…); Siêu âm ổ bụng tổng quát…
Gia Hân H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sung mãn