Khám sức khỏe định kỳ: Việc hôm nay chớ để ngày mai

Khám sức khoẻ định kỳ giúp phòng ngừa và phát hiện sớm nhiều bệnh tật

Khám sức khỏe định kỳ của trẻ: Cực kỳ cần thiết

Hà Nội: Tóm gọn đường dây 9X làm giả giấy khám sức khỏe

Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Khỏe rồi mới cưới!

Tổng cục Đường bộ "thúc" việc khám sức khỏe cho lái xe

Khám sức khỏe định kỳ, bạn sẽ được gì?

Có rất nhiều bệnh lý nguy hiểm thường không biểu hiện triệu trứng rõ ràng cho đến khi phát triển đến giai đoạn muộn, gây nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Khám sức khỏe định kỳ là giải pháp hữu hiệu giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh, từ đó có biện pháp phòng tránh, tăng tỷ lệ điều trị thành công, đồng thời tiết kiệm phần lớn chi phí, thời gian và công sức. 

Khám sức khỏe định kỳ, bạn sẽ được bác sỹ thông báo nguy cơ có thể gặp trong lứa tuổi của mình. Khi biết được những bệnh mình có thể mắc phải bạn sẽ dễ dàng theo dõi những biến đổi của cơ thể để hạn chế tối đa những thương tổn và ngăn ngừa biến chứng của các bệnh. 

20 – 30 tuổi: Khám sức khỏe định kỳ có thể giúp phát hiện các bệnh lây truyền như viêm gan siêu vi B, A, C, bệnh lậu, giang mai... cùng các vấn đề liên quan tới sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ.

30 – 40 tuổi: Lứa tuổi này dễ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, gout, mỡ máu, huyết áp. Nam giới dễ mắc bệnh về gan, phổi do uống rượu bia và hút thuốc lá nhiều, nữ giới sau sinh dễ gặp các vấn đề về phụ khoa và loãng xương.

40 – 60 tuổi: Ở độ tuổi này, nên đi khám sức khỏe để tầm soát phát hiện các bệnh ung thư ở giai đoạn đầu như ung thư vòm họng, ung thư dạ dày.

Dựa vào kết quả, bạn sẽ được bác sỹ tư vấn những điều cần thiết để giảm và điều trị dứt điểm các bệnh. Bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn thay đổi cách sống, thay đổi phương pháp làm việc, tập luyện thể thao, vệ sinh thân thể và có chế độ ăn uống thích hợp với từng loại bệnh.

Chuẩn bị gì khi đi khám định kỳ?  

Khi đi khám, bạn cần thông báo cho bác sỹ về: Tiền sử bệnh của bản thân; Lịch sử bệnh của gia đình; Những thuốc chữa bệnh thường dùng hoặc các loại vitamin, chất khoáng, những phản ứng khi sử dụng thuốc; Đã tiêm chủng những bệnh gì; Những vấn đề lo lắng, băn khoăn cần được bác sỹ giải đáp.

Buổi sáng ngày đi khám, không ăn sáng, không uống các loại nước có đường, gas hoặc chất gây nghiện như trà, cà phê… chỉ uống nước lọc để đảm bảo cho kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu của bạn chính xác hơn. 

Đối với nữ, không khám phụ khoa nếu đang trong kỳ kinh nguyệt, đang có thai. Phụ nữ có gia đình tránh quan hệ tình dục trước ngày khám (nếu có khám phụ khoa). Phụ nữ mang thai không chụp X-quang. Nếu có siêu âm bụng tổng quát, bạn nên uống nhiều nước và nhịn tiểu cho tới khi siêu âm bụng xong. Vì có đầy nước tiểu trong bàng quang sẽ giúp bác sỹ quan sát được toàn bộ thành bàng quang, tử cung và hai buồng trứng (đối với nữ) hoặc tuyến tiền liệt và túi tinh của nam. Đối với phụ nữ có gia đình, khi siêu âm phụ khoa bằng đầu dò, cần tiểu hết cho bàng quang rỗng để bác sỹ dễ quan sát tử cung và phần phụ.

Kiểm tra định kỳ có tốn kém không?

Nhiều người ngại đi khám vì lo lắng chi phí khám bệnh quá đắt và chỉ đến bệnh viện khi đã có triệu chứng bệnh nào đó. Việc không thường xuyên kiểm tra sức khỏe có thể làm cho mầm bệnh tiềm ẩn trong cơ thể có cơ hội để phát triển. Khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, bạn sẽ phải chi một khoản tiền lớn hơn rất nhiều so với số tiền bạn phải trả cho việc kiểm tra định kỳ. 

Việc trao đổi với bác sỹ để được tư vấn gói khám phù hợp với điều kiện kinh tế và đáp ứng đúng tình trạng sức khỏe rất cần thiết. Bạn không nên tự ý lựa chọn gói khám khi chưa hiểu rõ mục đích của chúng hoặc tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân, đặc biệt là không nên tự gia giảm danh mục xét nghiệm. Việc chọn cơ sở khám có hệ thống lưu trữ bệnh sử cũng sẽ giúp bạn và bác sỹ rất nhiều trong việc theo dõi, chẩn đoán và đánh giá sức khỏe một cách toàn diện.
Thanh Tú H + (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phòng bệnh chủ động