Kem trị nám da nếu không có thành phần này thì nên vứt đi!

Điều trị nám là vấn đề nan giải, bởi tỷ lệ tái phát cao

8 lời khuyên giúp da sáng hồng, tươi trẻ hơn từng ngày

8 cách trị nám da được chuyên gia da liễu khuyên dùng

Ăn uống cũng giảm nám da – Không tin thì hãy đọc!

Nám da - nỗi ám ảnh dai dẳng nhưng hoàn toàn có thể xóa nhòa

Nám da là gì? 

Nám da là một loại bệnh tăng sắc tố trên da, đặc trưng bởi những nốt màu nâu sẫm hoặc xanh đen đối xứng trên hai má, trán, cổ, đôi khi cả cánh tay. 

Nguyên nhân gây nám da bao gồm: Di truyền, tia cực tím (tia UV) khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, rối loạn hormone giới tính, mang thai, dùng thuốc tránh thai, mắc bệnh tuyến giáp, dùng mỹ phẩm kém chất lượng, thuốc phototoxic (ví dụ thuốc chống động kinh). 

Nám da có thể gặp ở cả nam và nữ, nhưng thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh do rối loạn hormone nội tiết tố nữ. 

Ánh nắng, rối loạn hormone nội tiết là những nguyên nhân chính gây nám da

Tranexamic Acid là gì mà giúp điều trị nám da?

Tranexamic Acid có tên khoa học là 4-(Aminomethyl)-1-cyclohexene-1-carboxylic acid. Tranexamic Acid vốn là một loại thuốc cầm máu truyền thống, có hiệu lực đối với rối loạn sắc tố tế bào gây nám, và cũng ngăn ngừa tia cực tím gây nám da. 

Tranexamic Acid đã được sử dụng để điều trị nám lần đầu tiên vào năm 1979 ở Nijo Nhật Bản. Việc điều trị này tình cờ được phát hiện từ việc điều trị cho một bệnh nhân bị mề đay mạn tính. Sau một khoảng thời gian điều trị bằng Tranexamic Acid, các bác sỹ nhận thấy, những vết nám của bệnh nhân cũng mờ hẳn. Kể từ đó, một số báo cáo đã mô tả hiệu quả của việc sử dụng Tranexamic Acid trong điều trị nám. Để điều trị nám, Tranexamic Acid có thể được sử dụng dưới 2 dạng: Uống và bôi. Liều dùng được sử dụng là 250mg hai lần mỗi ngày (chỉ bằng 1/6 liều lượng bình thường nếu sử dụng để cầm máu).

Tranexamic Acid là thành phần thường có trong các loại kem trị nám bởi nó giúp ngăn ngừa tác hại của tia cực tím đồng thời ngăn ngừa rối loạn sắc tố tế bào da. 

Tia cực tím (tia UV) gây ra plasminogen activator tổng hợp, làm tăng hoạt động của enzyme plasmin trong keratinocytes – tế bào biểu bì sản sinh chất sừng, kích thích hình thành acid arachidonic. Acid arachidonic tăng kích thích hormone melanocyte, kích hoạt sự tổng hợp melanin quá mức gây nám da. Rối loạn nội tiết tố cũng làm tăng plasminogen activator có thể kích hoạt gây nám.

Tranexamic Acid ngăn ngừa tác hại của tia UV bằng cách can thiệp vào cấu trúc của plasminogen, làm giảm sắc tố da, giảm vết thâm nám. Đặc biệt là Tranexamic Acid không ảnh hưởng đến các tế bào da khỏe mạnh khác. Thời gian điều trị nám thay đổi trong các nghiên cứu khác nhau, từ 6 tuần đến tối đa là 6 tháng.

Một nghiên cứu thực hiện trên phụ nữ Hàn Quốc vào năm 2006 để đánh giá hiệu quả của Tranexamic Acid trong điều trị nám. Kết quả cho thấy 42,74% trong số đó đã giảm nám rõ rệt sau 12 tuần sử dụng Tranexamic Acid.

Tranexamic Acid không chỉ làm mờ vết nám mà còn làm giảm khả năng tái phát sau khi điều trị nám bằng các phương pháp khác. Tranexamic Acid có thể được sử dụng như một liệu pháp độc lập hoặc như một chất bổ trợ cho các phương thức điều trị nám khác. 

Anh Nguyễn H+ (Theo omicsgroup.org)

Gợi ý kem dưỡng da chứa Tranexamic Acid giúp làm mờ vết thâm, nám, sạm da và tàn nhang, nuôi dưỡng làn da sáng hồng.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp