Insulin và glucagon làm việc như thế nào để điều chỉnh đường huyết?

Mức đường huyết tăng hay giảm đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn

Thuốc hạ cholesterol làm tăng nguy cơ đái tháo đường cho phụ nữ

Nguy cơ cao đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ có kinh nguyệt sớm

6 điều có thể bạn chưa biết về đái tháo đường type 1

Bệnh nướu răng là dấu hiệu sớm của đái tháo đường type 2

Khi chúng ta ăn thực phẩm, cơ thể sẽ chuyển đổi carbohydrate từ thực phẩm thành đường glucose, nó là nguồn năng lượng thiết yếu để cơ thể có thể hoạt động. Thực tế, mức đường huyết thay đổi thường xuyên trong suốt cả ngày. Nhờ có insulin và glucagon được tiết ra từ tuyến tụy, đường huyết luôn luôn được duy trì ở mức khỏe mạnh.

Chỉ số đường huyết là thước đo mức độ sử dụng đường glucose của cơ thể một cách hiệu quả. Nó được đo bằng miligam mỗi decilitre (mg/dl). Mức đường trong máu lý tưởng như sau:

- Trước khi ăn sáng, chỉ số đường huyết nên thấp hơn 100 mg/dl đối với người khỏe mạnh và từ 70 - 130 mg/dl đối với người mắc bệnh đái tháo đường.

- Hai giờ sau khi ăn, chỉ số đường huyết nên thấp hơn 140 mg/dl đối với người khỏe mạnh. Người bị đái tháo đường không được phép đưới dưới 180 mg/dl.

Chức năng của insulin và glucagon

Như đã viết ở trên, đường glucose là nguồn năng lượng thiết yếu của cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không thể trực tiếp sử dụng đường glucose. Lúc này, nó phải nhờ đến insulin, insulin hoạt động như một chiếc "chìa khóa" cho phép đường glucose tiếp cận tới các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng sử dụng, từ đó làm giảm lượng đường trong máu. Insulin cũng có tác dụng hỗ trợ hồi phục sau chấn thương bằng cách cung cấp acid amin giúp xây dựng và phát triển cơ bắp trở lại.

Trái ngược với insulin, glucagon lại có tác dụng làm tăng mức đường huyết cho cơ thể. Gan là cơ quan chứa đường lưu trữ dưới dạng glycogen. Khi mức đường trong máu xuống thấp, glucagon được tăng tiết bởi tuyến tụy, nó yêu cầu gan chuyển đổi đường dự trữ glycogen thành đường glucose để làm lượng đường huyết gia tăng.

 
Gan là cơ quan chứa đường lưu trữ đưới dạng glycogen

Nguyên nhân và triệu chứng của sự biến động đường huyết

Sự biến động đường huyết tạm thời thường là do các yếu tố đến từ lối sống, chẳng hạn như chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể chất, giấc ngủ,... Đáng lưu ý, có một số bệnh có thể gây ảnh hưởng lâu dài tới mức đường huyết của bạn. 

Đái tháo đường type 1: Còn được gọi là đái tháo đường vị thành niên vì nó thường phát triển trong độ tuổi cơ thể đang phát triển, đái tháo đường type 1 khiến các tế bào miễn dịch tấn công một số tế bào tiết insulin trong tuyến tụy. Điều này khiến tuyến tụy mất dần và không còn khả năng tiết insulin để duy trì ổn định đường huyết khi mức đường tăng lên.

Đái tháo đường type 2: Đái tháo đường type 2 là dạng mà nhiều người mắc nhất trên toàn thế giới, nó có liên quan đến các vấn đề về lối sống như bị thừa cân, béo phì. Những người trước khi được chẩn đoán đái tháo đường type 2 thường trải qua giai đoạn kháng insulin, một tình trạng mà nồng độ insulin suy giảm và hormone này hoạt động không còn tốt để cho phép các tế bào tiếp cận đường glucose.

Đái tháo đường thai kỳ: Đái tháo đường thai kỳ chỉ xảy ra trong thời kỳ mang thai. Vào giai đoạn này, nhau thai có thể làm giảm khả năng sử dụng insulin của cơ thể người mẹ gây ra sự đề kháng insulin. Đái tháo đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh. Thế nhưng, nó là một yếu tố nguy cơ góp phần tới sự phát triển sau này của bệnh đái tháo đường type 2.

Sự biến động đường huyết gây ra rất nhiều triệu chứng đáng lưu ý, một số triệu chứng thậm chí có thể nguy hiểm.

Khi đường huyết trong máu thấp, bạn có thể cảm thấy chóng mặt, tim đập loạn nhịp, không còn sức lực, ngứa ran, đặc biệt là ở lưỡi, môi, cánh tay, hoặc chân, đói cùng với buồn nôn, ngất xỉu, mất tập trung, cáu gắt,...  

Khi lượng đường trong máu cao, những triệu chứng có thể xuất hiện là hay mắc tiểu, cảm thấy đói và khát. Theo thời gian, lượng đường trong máu rất cao có thể gây ra các triệu chứng đáng lo ngại như giảm cân không rõ lý do, vết thương chậm lành, da trở nên khô ngứa, đau đầu, mệt mỏi, khó tập trung, mắt bị mờ, táo bón hoặc tiêu chảy, rối loạn cương dương,...

Nếu có biểu hiện thường xuyên của sự biến động lượng đường trong máu, bạn nên đi khám bác sỹ để kiểm tra bản thân có bị mắc bệnh về đường huyết hay không. Thay đổi lối sống như có một chế độ dinh dưỡng khoa học, tập thể dục, ngủ đủ giấc, sử dụng thực phẩm chức năng,... sẽ giúp phòng ngừa các căn bệnh nguy hiểm liên quan đến đường huyết.

M. Hiếu H+ (Theo Medical)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
(*) sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
(**) Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết