Huyết sắc tố tăng cao có nguy hiểm?

Lượng huyết sắc tố cao có thể do nguyên nhân mất nước, bệnh tim và bệnh phổi

Chế độ ăn uống có giúp bạn tránh bị muỗi đốt?

Người bị bệnh ngoài da có được hiến máu không?

Có nên hiến máu khi bị tăng huyết áp không?

Lần đầu tiên đi hiến máu: Mang theo gì, mặc đồ gì và sợ kim tiêm phải làm sao?

Huyết sắc tố là gì?

Huyết sắc tố hay còn gọi là hemoglobin là một protein chứa sắt có trong hồng cầu. Huyết sắc tố có nhiệm vụ chính là vận chuyển oxy cho cơ thể. Hàm lượng huyết sắc tố được đo bằng xét nghiệm máu và được đo bằng chỉ số g/dL.

Lượng huyết sắc tố bình thường ở nam và nữ thường khác nhau. Ở nam giới, lượng huyết sắc tố thường nằm trong khoảng từ 13 đến 17,2 g/dL. Ở nữ là 12,1 đến 15,1 g/dL. Nếu nồng độ huyết sắc tố ở nam cao hơn 17,2 g/dL và ở nữ cao hơn 16 g/dL thì người đó đang có mức huyết sắc tố cao. Ở trẻ em, hàm lượng huyết sắc tố bình thường thay đổi theo tuổi.

Huyết sắc tố có nhiệm vụ chính là vận chuyển oxy cho cơ thể

Huyết sắc tố tăng cao do đâu?

Hàm lượng huyết sắc tố cao không đồng nghĩa với hồng cầu tăng cao bởi vì mỗi tế bào máu có thể không có cùng một lượng huyết sắc tố. Do đó sẽ có trường hợp lượng huyết sắc tố tăng cao ở một vài tế bào hồng cầu trong khi ở các tế bào hồng cầu còn lại thì nó vẫn nằm trong giới hạn bình thường.

Hàm lượng huyết sắc tố tăng cao xảy thường xuyên nhất khi cơ thể cần tăng khả năng vận chuyển oxy để cung cấp cho các tế bào, thường là do: 

- Hút thuốc lá;

- Sống ở những khu vực cao, nơi có ít oxy;

Hút thuốc lá có thể là nguyên nhân khiến huyết sắc tố tăng cao

Nguyên nhân ít gặp hơn gây tăng lượng huyết sắc tố bao gồm:

- Sản sinh hồng cầu tăng lên để bù đắp cho mức oxy trong máu thấp do chức năng tim và phổi kém;

- Rối loạn chức năng tủy xương dẫn đến tăng khả năng sản sinh ra hồng cầu;

- Một số loại thuốc hoặc hormone cũng có thể kích thích sản xuất hồng cầu;

Ngoài những nguyên nhân trên thì người mắc các bệnh dưới đây khiến hàm lượng huyết sắc tố tăng cao: 

- Người mắc bệnh COPD và các bệnh phổi khác;

Số lượng huyết sắc tố có thể tăng cao khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

- Người mắc bệnh tim bẩm sinh;

- Người bị suy tim;

- Người bị ung thư thận;

- Người bị ung thư gan.

Làm thế nào để biết mình bị huyết sắc tố cao?

Nếu mặt và tay chân của bạn đỏ ửng thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo huyết sắc tố tăng cao. Người bị huyết sắc tố tăng cũng thường bị chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, thị lực kém, chảy máu mũi và đau nhẹ ở vùng bụng.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học