Sảy thai, sinh non chỉ vì... huyết áp thấp

Bà bầu bị huyết áp thấp nên thăm khám sức khỏe định kỳ

Huyết áp thấp do đâu?

Say xe, mệt đứ đừ chỉ vì... huyết áp thấp

Sinh con xong thường hay bị đau đầu, chóng mặt là bệnh gì?

Huyết áp thấp gây đột quỵ não, nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân gây huyết áp thấp khi mang thai

Một người khỏe mạnh bình thường sẽ có mức huyết áp từ 110/70 mm Hg tới 120/80 mm Hg. Huyết áp thấp được xác định khi mức huyết áp của mẹ bầu bằng hoặc nhỏ hơn 100/60 mm Hg. Khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ tăng hơn bình thường để đảm bảo đủ cung cấp cho thai nhi. Đây là “thủ phạm” chính dẫn đến tình trạng tụt huyết áp khi mang thai. Mang thai đôi, tiền sử bệnh hoặc do cung cấp không đủ vitamin B12, acid folic cũng góp phần gây nên tình trạng huyết áp thấp phụ nữ mang thai.

Huyết áp thấp có thể khiến mẹ và thai nhi gặp nguy hiểm

Huyết áp thấp ảnh hưởng thế nào đến bà bầu?

Huyết áp thấp khiến bà bầu dễ bị mất nước. Nếu lượng nước trong cơ thể mẹ không được bổ sung kịp thời, nó sẽ làm nghẽn sự vận chuyển máu vào bào thai. Thời tiết nóng bức sẽ làm tăng nguy cơ hạ huyết áp và bị mất nước cho thai phụ. Ngoài ra, nếu phải đứng lâu, thai phụ cũng dễ bị chóng mặt do tụt huyết áp.

Trong thời gian mang thai, máu có xu hướng dồn xuống phía chân, ít lưu thông lên não. Nếu đột ngột nằm xuống hay đứng dậy, thai phụ sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Phụ nữ bị huyết áp thấp có thể bị nhìn mờ.

Huyết áp thấp khiến bà bầu bị hoa mắt, chóng mặt

Chăm sóc mẹ bầu bị huyết áp thấp 

Huyết áp thấp trong thai kỳ đa số không cần điều trị bằng thuốc. Biện pháp khắc phục huyết áp thấp còn tùy thuộc vào nguy cơ sức khỏe của thai phụ.  

Khi bị huyết áp thấp mẹ bầu không nên thay đổi tư thế đột ngột bởi thay đổi tư thế sẽ gây tình trạng thiếu máu não tạm thời, gây hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu. Vì vậy, buổi sáng khi ngủ dậy, mẹ bầu nên nằm thêm một lúc, vươn tay, duỗi chân nhẹ nhàng rồi mới ngồi dậy. 

Trong công việc và sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu cũng cần nhẹ nhàng để máu được lưu thông đủ đến các bộ phận của cơ thể. Khi bị hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi mẹ bầu nên tranh thủ thư giãn, nghỉ ngơi, nên gối đầu thấp để tăng lượng máu lưu thông về não.

Ngoài ra, bà bầu nên hạn chế xông hơi, tắm nước nóng trong phòng kín quá lâu để ngăn ngừa nguy cơ bị tụt huyết áp do mất nước, giãn tĩnh mạch. Chăm chỉ vận động và luyện tập thường xuyên, tốt nhất là đi bộ, bơi, yoga,…

Tập yoga giúp bà bầu cải thiện triệu chứng của huyết áp thấp

Để nâng cao và ổn định huyết áp lâu dài và bền vững, phụ nữ mang thai nên sử dụng những vị thuốc quý như Đương quy (phần rễ chính là Quy đầu), tốt cho người bị huyết áp thấp. Ngoài tác dụng bổ máu, tăng tạo máu, cải thiện chất lượng hồng cầu ở những người bị thiếu máu, hoạt chất sinh học từ Quy đầu còn tác dụng tương tự estrogen, progesterone nhẹ, tác động vào trung tâm điều chỉnh huyết áp của cơ thể tại tuyến thượng thận.

Để thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng, thay vì việc sắc thuốc uống hàng ngày, bà bầu có thể tham khảo và lựa chọn những sản phẩm thục phẩm chức năng chuyên biệt dành cho người bị huyết áp thấp có chứa thành phần Quy đầu, giúp làm giảm các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... Thuốc Tây là một giải pháp tạm thời để điều trị huyết áp thấp, nhưng để ổn định và bền vững thì việc bổ sung dưỡng chất cần thiết để cơ thể tự điều chỉnh huyết áp là một biện pháp an toàn và hiệu quả.

Thanh Tú H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch