Đừng đùa với... rụng tóc

Rụng tóc là dấu hiệu của rất nhiều vấn đề sức khỏe

5 nguyên nhân có thể gây hói đầu ở nam giới

Hói đầu do di truyền có chữa được không?

6 dấu hiệu cảnh báo phổi của bạn đang có vấn đề!

Tập thể hình và nguy cơ hói đầu!

Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng rụng tóc, đặc biệt ở nam giới. Và thật không may là chứng hói đầu thuộc tính trạng trội nên những người con trai sinh ra sớm hay muộn cũng bị rụng tóc với mức độ khác nhau.

Mất cân bằng nội tiết (hormone)

Sự mất cân bằng nội tiết tố và những thay đổi có thể khiến tóc mỏng, dễ gãy rụng, lâu mọc... Có thể kể tới một số thay đổi hormone tạm thời như việc mang thai hay mãn kinh.

Đặc biệt, dư thừa Dihydrotestosterone (DHT) là một trong những nguyên nhân chính khiến tóc bạn mỏng dần đi và rụng nhiều. DHT chính là phụ phẩm trao đổi chất của testosterone. Có quá nhiều DHT trong cơ thể sẽ khiến các nang lông bị co lại, ngăn chặn sự phát triển của tóc, làm cho tóc ngày càng mỏng và thưa thớt hơn.

Thuốc

Một số loại thuốc có thể gây rụng tóc, bao gồm: Thuốc trị mụn, thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống nấm, chất làm loãng máu (chống đông), thuốc hóa trị, thuốc hạ cholesterol, thuốc động kinh (chống co giật), thuốc hạ huyết áp, liệu pháp hormone thay thế (Estrogen hay Progesterone cho phụ nữ; Androgen và Testosterone cho nam giới), thuốc ức chế miễn dịch, Interferon, chất ổn định tâm trạng, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc tránh thai, thuốc điều trị Parkinson, thuốc steroids, thuốc điều trị bệnh tuyến giáp…

Sốc

Khi một người trải qua một cú sốc dữ dội, cho dù đó là về thể chất hoặc tình cảm, đều có thể dẫn đến việc trì hoãn tăng trưởng tóc, tăng rụng tóc, thậm chí kéo dài trong nhiều tháng sau cú sốc. Ví dụ: Người thân ra đi, thực hiện một cuộc phẫu thuật, giảm cân đột ngột...

Chăm sóc tóc không đúng cách

Nang lông bị tắc là một nguyên nhân phổ biến khiến tóc bạn mỏng và dễ gãy. Điều đó có thể xảy ra nếu bạn massage da đầu, gội đầu không đúng cách hoặc sử dụng những sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp với da đầu. Tác động nhiệt và hóa chất vào tóc thường xuyên cũng có thể làm tóc yếu, dễ gãy rụng.

Bên cạnh đó, việc cột/buộc tóc quá chặt trong thời gian dài hoặc đội mũ, trùm khăn thường xuyên cũng có thể khiến tóc bị mỏng đi trông thấy.

Thiếu hụt các vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất thiếu hụt là nguyên nhân trực tiếp khiến tóc trở nên mỏng và rụng tóc thường xuyên, đặc biệt là thiếu: Vitamin A, B, C, D, E, selen, iode, kẽm và sắt.

Các yếu tố rủi ro khác

Yếu tố nguy cơ khác có thể gây rụng tóc bao gồm: Tuổi cao, căng thẳng, không đủ dinh dưỡng và một số bệnh mạn tính, như bệnh đái tháo đường, bệnh lupus, các vấn đề về tuyến giáp (cả suy giáp và cường giáp ), hội chứng buồng trứng đa nang, một số loại ung thư, các bệnh tuyến yên, ngộ độc kim loại nặng, nhiễm HIV…

Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người vẫn có thể hạn chế được tình trạng tóc mỏng, tóc dễ gãy rụng hay hói đầu phần nào nhờ chế độ chăm sóc đặc biệt như: Sử dụng thực phẩm chức năng, bổ sung vitamin B5, vtamin B7... Bên cạnh đó, phương pháp cấy tóc tự thân hiện đại (cấy tóc cho người hói) cũng là một sự lựa chọn tốt cho những người bị hói đầu. Tóc tự thân là tóc bao gồm cả nang lông, dùng tóc của người muốn được cấy để cấy lên vùng tóc bị mất. Đối với số khách hàng nam giới như vùng ngực, râu quai nón, đùi có nhiều lông bác sĩ có thể lấy để cấy lên, kết quả vẫn rất tốt. Cấy tóc cũng giống như một cái mô sống của cơ thể, cũng cần máu để nuôi. Khi ghép vào đơn vị tóc sẽ sống bằng sự thẩm thấu trong cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp cấy tóc có giá thành khá cao và phải áp dụng chế độ chăm sóc khắt khe.

Biết Tuốt H+ (Theo Dr.Axe)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp