Vì sao chân dễ bị bầm tím dù không va chạm với vật gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến da bạn bị bầm tím

Làm thế nào để xử lý vết bầm tím trên da?

9 biện pháp tự nhiên giúp loại bỏ các vết bầm tím xấu xí

Làm thế nào để giảm vết thâm tím trên tay?

7 cách đơn giản giúp loại bỏ cao răng và hôi miệng

Tiến sỹ Martin Scurr - Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế của tờ Daily Mail trả lời:

Chào bạn!

Có nhiều nguyên nhân có thể gây bầm tím như tác dụng phụ của một số loại thuốc, một vấn đề sức khỏe hoặc lão hóa. Trong một nghiên cứu được thực  hiện trên 500 người trưởng thành khỏe mạnh cho thấy 18% trong số họ bị bầm tím mà không bị va chạm hoặc chấn thương nào.

Vết bầm tím được hình thành qua 3 bước: Bước bắt đầu là các mạch máu nhỏ (mao mạch) bị tổn thương vỡ ra và rỉ máu dưới da. Điều này có thể kích hoạt tiểu cầu di chuyển đến vị trí tổn thương và tạo thành một lớp bảo vệ ngăn giúp máu đông lại và không chảy ra. Cuối cùng, lớp bảo vệ này được củng cố bởi các protein làm đông máu (các yếu tố đông máu). Nếu bất kỳ bước nào trong các bước trên bị thay đổi, nguy cơ bầm tím sẽ tăng lên. 

Ví dụ, sự bất thường của tiểu cầu có thể được gây ra bởi một số loại thuốc và ở một số người mắc bệnh gan hoặc thiếu vitamin K, thậm chí là ăn tỏi cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Chúng ta cũng có xu hướng dễ bị bầm tím hơn khi già đi, đặc biệt là phụ nữ có làn da trắng hoặc thừa cân.

Điều quan trọng là vợ bạn cần xác định xem ngoài bầm tím thì có bị chảy máu ở các bộ phận khác của cơ thể không. Vợ bạn cũng cần kiểm tra một số loại thuốc đang dùng. Các loại thuốc có thể gây bầm tím da là ibuprofen, các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc chống đông máu (warfarin), thuốc chống ngưng kết tiểu cầu (ví dụ như aspirin và clopidogrel) và steroid.

Một số thuốc kháng sinh và thuốc chống trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân gây ra những vết vầm tím. Nếu vợ bạn bị bầm tím chân do tuổi tác thì không có bất kỳ phương pháp điều trị nào cho loại bầm tím này ngoài bảo vệ chân tay bằng quần áo dài tay. Nếu vợ bạn đang uống bất kỳ loại thuốc nào thì hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ xem đó có phải là nguyên nhân gây bầm tím không. 

Nếu vợ bạn có những vết bầm tím có kích thước hơn 1cm trong nhiều năm thì tốt nhất cô ấy nên đến gặp bác sỹ huyết học để được kiểm tra. 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị