Trẻ đang sốt cao, viêm họng có nên đi tiêm vaccine?

Trẻ đang sốt cao, viêm họng do nhiễm khuẩn chớ dại mà đi tiêm vaccine

Lưu ý khi cho trẻ đi tiêm vaccine Pentaxim qua đăng ký trực tuyến

Trẻ viêm họng mùa Đông: Mẹ cần chú ý những gì?

Infographic: Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ

Trẻ viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trả lời:

Chào bạn!

Cho trẻ tham gia tiêm vaccine đúng theo thời hạn của lịch tiêm chủng quốc gia luôn sự lựa chọn đúng đắn của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, nếu trẻ gặp vấn đề về sức khoẻ, bạn có thể trì hoãn, miễn là không quá lâu và cần hỏi ý kiến bác sỹ cũng như thông báo thời gian trì hoãn cụ thể.

Bé bị viêm họng, ho không liên tục, sốt và ngạt mũi là dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên. Thông thường, nếu bé bị sốt thấp hơn 38 độ C thì vẫn có thể tiêm được. Còn nếu sốt cao hơn 38 độ C thì bạn không nên đưa bé đi tiêm. Tốt nhất, trước khi tiêm, bạn nên trao đổi với bác sỹ những biểu hiện sức khỏe của trẻ để giảm đi những phản ứng bất lợi cho trẻ.

Ngoài ra, bạn có thể lưu ý thêm những điều sau bởi lẽ tùy từng loại vaccine có chỉ định khác nhau:

Tiêm phòng viêm gan B: Đối với những trẻ đẻ non, cân nặng thấp, trẻ bị đẻ khó, mẹ bị sốt trước, sau khi sinh, nước ối bẩn, con bị ngạt, thai già tháng, trẻ dị tật… cần được thăm khám cẩn thận để tránh các trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên. Đối với những trẻ đang bị ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thì cần được hoãn tiêm.

Tiêm phòng lao: Tránh cho các trẻ sinh non còn quá yếu, thiếu câ. Trẻ đang bị bệnh cấp tính, trẻ đang bị bệnh ngoài da lan rộng, đang tiến triển.

Tiêm phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà: Trong trường hợp trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn, sốt cao, rối loạn thần kinh (co giật, viêm não và các bệnh về não)… không nên tiêm.

Tiêm phòng sởi: Nên tránh cho các trẻ đang bị ung thư máu, các trẻ đang bị suy dinh dưỡng rất trầm trọng, các trẻ đang phải chữa bệnh bằng các loại thuốc corticoid ...

Tiêm phòng thương hàn: Tránh cho các trẻ đang bị bệnh ở thận, đái tháo đường, hoặc đang trong 1 tình trạng có hiện tượng dị ứng trầm trọng...

Tiêm phòng bại liệt: Tuyệt đối không được cho uống vaccine phòng bại liệt khi trẻ đang bị sốt, bị nôn, tiêu chảy, đang điều trị thuốc corticoid, mắc bệnh ác tính (u lympho, bạch cầu cấp…) hoặc bị nhiễm HIV.

Tiêm phòng viêm não Nhật Bản: Không được tiêm khi trẻ đang sốt cao, mắc bệnh tim, thận, gan, đái tháo đường, đang mắc bệnh ung thư máu và nhất là trẻ đã từng bị dị ứng với vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

Như vậy, có rất nhiều loại vaccine mà bạn không nên tiêm vội trong khi bị viêm họng, ho hay sốt cao. Bạn hãy tập trung giải quyết các vấn đề này cho trẻ trước khi đưa trẻ đi tiêm. Ngoài thuốc do bác sỹ chỉ định, bạn có thể áp dụng những phương pháp tự nhiên để giảm các triệu chứng cho trẻ như: Cho trẻ uống chanh đào mật ong, nước gùng, các thảo dược hay thực phẩm chức năng chứa thành phần từ kha tử, diếp cá, ImmuneGamma, bướm bạc...

BT H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị