Trẻ 12 tuổi vẫn còn đái dầm

Khoảng 2 - 5% trẻ ở tuổi vị thành niên vẫn còn đái dầm

Trị chứng đái dầm ở trẻ em

Trẻ đái dầm ban đêm: Mẹo trị tận gốc

Mấy tuổi trẻ hết tè dầm?

Con trẻ tè dầm? Chuyện nhỏ!

TS. BS Peter Hibberd - Bác sỹ phẫu thuật, cấp cứu, chuyên gia tư vấn - thành viên Viện nghiên cứu Y học Mỹ, trả lời:

Đái dầm (tè dầm) là tình trạng tiểu tiện không tự chủ trong khi ngủ. Đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nó khiến trẻ xấu hổ và stress vì sợ bị bố mẹ la mắng. Thường thì trẻ dưới 5 tuổi hay bị đái dầm vì lúc này trẻ vẫn đang hoàn thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

Nhưng khi đã qua 5 tuổi, nhất là khi trẻ đã 12 tuổi mà bé vẫn đái dầm vào ban đêm thì là biểu hiện không bình thường. Theo thống kê thì có 2 - 5% trẻ ở tuổi vị thành niên vẫn còn đái dầm. Cho tới nay, các nguyên nhân chủ yếu của chứng đái dầm lúc ngủ chưa được sáng tỏ hoàn toàn. Nếu tình trạng này mới xuất hiện, có thể là do trẻ đã uống quá nhiều nước vào buổi tối, hoặc là sợ bóng đêm không dám dậy đi vệ sinh, nhịn quá lâu dẫn tới tè không kiểm soát. Vì vậy, bạn nên để ý tới chế độ ăn uống và tâm lý của bé trước khi ngủ.

Đái dầm khi đã lớn cũng có thể do một số nguyên nhân sau mà phụ huynh cần phải chú ý:

- Khả năng phát triển bàng quang không tốt, hay bàng quang quá nhỏ.

- Không kiểm soát được cơ của ống dẫn tiểu hoặc cơ bàng quang.

- Chậm phát triển hệ thống thần kinh.

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ 1 - 2% như nhiễm trùng tiểu hoặc táo bón.

Nếu triệu chứng đái dầm vẫn còn kéo dài, bạn nên đưa cháu đến các cơ sở có đủ điểu kiện đánh giá, xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị thích hợp (điều trị tâm lý, hành vi hoặc bằng thuốc).

Chúc may mắn!

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị