Tại sao lại bị ra mồ hôi chân, tay vào mùa Đông?

Đổ mồ hôi nhiều khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp

Đổ mồ hôi quá mức có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh

Những sự thật thú vị về mồ hôi

Ra mồ hôi nhiều vùng nách và cách ngăn tiết mồ hôi nách

Cơn ác mộng mang tên... mồ hôi

Chào bạn!

Đổ mồ hôi là quá trình thường xuyên xảy ra trong cơ thể, giúp điều chỉnh thân nhiệt, làm ẩm da và đào thải các chất cặn bã. Mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn trong các trường hợp như thời tiết nắng nóng, vận động mạnh, sốt cao hoặc khi lo lắng, hồi hộp quá mức… Trong thời tiết mùa Đông, thân nhiệt bên trong cơ thể sẽ cao hơn so với môi trường bên ngoài, nên chúng ta sẽ thấy rằng mồ hôi tiết ra ít hơn bình thường.

Nhưng ở một số người, ngay cả trong thời tiết của mùa Đông lượng mồ hôi vẫn được bài tiết ra rất nhiều, hoặc ngay cả khi ngồi trong phòng máy lạnh. Nguyên nhân có thể là do hệ thần kinh giao cảm bị kích thích quá mức. Đây là hệ thần kinh có nhiệm vụ điều khiển quá trình tiết mồ hôi và nhiều hoạt động tự chủ trong cơ thể như nhịp tim, nhịp thở… Có một số lý do làm hệ thần kinh này bị kích thích như căng thẳng, stress kéo dài, sử dụng một số đồ ăn hoặc gia vị cay nóng, sử dụng rượu bia, chất kích thích như cà phê, thuốc lá, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh…

Ngoài ra, nếu trong mùa Đông bạn mặc nhiều quần áo, hoặc ở trong phòng giữ nhiệt có nhiệt độ cao cũng khiến cho việc tăng tiết mồ hôi như mùa Hè là chuyện khá bình thường.

Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy đối với những người bị ra nhiều mồ hôi vào mùa Đông cũng là lúc bạn nên cảnh giác vì đây cũng có thể biểu hiện sớm của bệnh ung thư máu một trong những loại ung thư bạch cầu ác tính gây ra khiến cho hệ bài tiết bị rối loạn khiến tình trạng tăng tiết mồ hôi xuất hiện nhiều hơn.

Đây là những thủ phạm vô tình làm cho cơ thể ra nhiều mồ hôi vào mùa Đông vì vậy khi bắt gặp phải tình trạng này bạn nên đến gặp bác sỹ để biết được nguyên nhân tay chân bị đổ mồ hôi nhiều vào mùa Đông. 

Khi đến gặp bác sỹ, bạn có thể sẽ được tiến hành thêm một số bài kiểm tra bao gồm:
- Xét nghiệm chẩn đoán một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi như bệnh về tim, bệnh về tuyến giáp hay bệnh đái đường.
- Kiểm tra phản ứng iod tinh bột tại vùng da đổ mồ hôi nhiều.
Dựa vào kết quả của các xét nghiệm và tiền sử bệnh lý của bạn, các bác sỹ có thể chẩn đoán bạn mắc bệnh tăng tiết mồ hôi nguyên phát hoặc thứ phát. Tăng tiết mồ hôi nguyên phát là tình trạng đổ mồ hôi nhiều không xuất phát từ một chứng bệnh khác hay là tác dụng phụ của thuốc. Tăng tiết mồ hôi thứ phát là dạng đổ mồ hôi nhiều do tác dụng phụ của thuốc hoặc là biểu hiện của một căn bệnh khác. Tùy vào tình trạng bệnh của bạn, bác sỹ sẽ đưa ra biện pháp điều trị cụ thể.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

GS.BS Hoàng Bảo Châu - Nguyên Viện trưởng Viện Y học Cổ truyền Việt Nam

Gợi ý thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị tăng tiết mồ hôi hiệu quả:

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị