Rung nhĩ đáp ứng thất nhanh là gì, có nguy hiểm không?

Rung nhĩ đáp ứng tần số thất nhanh có thể gây suy tim cấp, hạ huyết áp

Làm sao để phòng ngừa đột quỵ cho người bệnh rung nhĩ?

Rung nhĩ kịch phát là gì, có khác với rung nhĩ thông thường?

Đâu là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh rung nhĩ?

Trẻ em bị rung nhĩ có gì khác biệt với người trưởng thành?

TS.BS. Phạm Trần Linh - Phó Chủ tịch Phân hội Nhịp tim Việt Nam, Trưởng Khoa C5 - Viện Tim mạch Trung ương trả lời:

Chào bạn!

Rung nhĩ đáp ứng tần số thất nhanh là một tình trạng nguy hiểm vì nhịp tim quá nhanh có thể dẫn tới tình trạng hạ huyết áp, gây suy tim cấp cho bệnh nhân. Vậy tại sao có tình trạng rung nhĩ đáp ứng tần số thất nhanh? Bình thường, trái tim đập với nhịp tim từ 60 - 90 chu kỳ/phút.

Cơ chế dẫn truyền điện tim ở người bình thường và người bị rung nhĩ

Khi có cơn rung nhĩ, tần số co bóp của nhĩ tăng lên rất cao, thường là từ 300 - 600 chu kỳ/phút. Điều này khiến cho buồng nhĩ không còn co bóp bình thường được nữa, làm cho nhĩ rung lên. Nếu tất cả các xung động từ nhĩ đều dẫn được xuống thất thì thất cũng sẽ co bóp với tần số từ 300 - 600 chu kỳ/phút. Khi này, người bệnh sẽ bị rung thất và không ai có thể sống nổi với tần số tim đập nhanh như vậy.

Rất may, cơ thể con người có một bộ phận lọc, được gọi là nút nhĩ thất. Bộ phận lọc này sẽ lọc các xung từ nhĩ xuống thất. Bình thường, nút nhĩ thất sẽ đảm bảo cho tần số tim từ khoảng 60 - 90 chu kỳ/phút.

Tuy nhiên, khi có cơn rung nhĩ, tần số nhĩ có thể trở nên quá nhanh và khiến bộ lọc cũng không thể nào làm việc kịp. Điều này khiến rất nhiều xung động từ nhĩ truyền xuống thất và làm cho thất cũng đập rất nhanh. Thường thì tần số thất trong cơn rung nhĩ, rối loạn nhịp tim nhanh có thể lên tới 150, 180, thậm chí là 200 chu kỳ/phút.

Có một bệnh lý nữa cũng gây rung nhĩ đáp ứng tần số thất rất nhanh, đó là hội chứng tiền kích thích. Hội chứng tiền kích thích, hay còn gọi là hội chứng Wolff-Parkinson-White xảy ra khi ngoài đường dẫn truyền bình thường của quả tim (dẫn truyền qua nút nhĩ thất), người bệnh còn có thêm một đường dẫn truyền phụ bất thường. Dù chỉ là đường dẫn phụ nhưng chúng cũng có tốc độ dẫn truyền rất nhanh và khiến nhiều xung động từ tâm nhĩ truyền xuống tâm thất.

Điều này có thể gây khử cực tâm thất, khiến tần số thất rất nhanh, có thể lên đến 250 - 300 chu kỳ/phút. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong do rung nhĩ dẫn truyền đáp ứng thất nhanh chuyển thành rung thất. Do đó, rung nhĩ đáp ứng tần số thất nhanh là một trong những bệnh lý cần phải điều trị cấp cứu, xử trí nhanh để đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Bên cạnh các biện pháp điều trị rung nhĩ bằng thuốc Tây, can thiệp tim mạch… nếu tình trạng bệnh chưa quá nặng, người bệnh rung nhĩ có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để sử dụng thêm các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim. 

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương dùng cho người rối loạn nhịp tim nhanh, hỗ trợ giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.

Làm sao để phòng ngừa đột quỵ cho người bệnh rung nhĩ? - Ảnh 6

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị