Nhịp tim nhanh có sao không, liệu có cần phải đi khám?

Thường xuyên bị nhịp tim nhanh có phải dấu hiệu trái tim có vấn đề?

5 lời khuyên giúp bạn kiểm soát tốt chứng nhịp nhanh trên thất

Các biện pháp tự nhiên giúp kiểm soát ngoại tâm thu thất

Rung nhĩ: Bạn đã biết đâu là nguyên nhân và cách điều trị bệnh?

Tim đập nhanh do rối loạn thần kinh thực vật có tự khỏi không?

Bác sỹ Richard Lee (người Mỹ) trả lời trên chuyên mục Harvard Heart Letter của Health.harvard.edu:

Chào bạn!

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây nhịp tim nhanh. Với một số người, nhịp tim nhanh chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, với một số người khác, đó lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tim mạch.

Ví dụ, một số trường hợp như sốt, số lượng hồng cầu thấp (thiếu máu), tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp), lo lắng, rối loạn lo âu, lạm dụng một số loại thuốc (như thuốc trị nghẹt mũi) hoặc bổ sung quá nhiều caffeine (trong cà phê, trà, nước tăng lực)… có thể khiến tim đập nhanh hơn. Tuy nhiên, tất cả những trường hợp này đều không phải là bệnh tim mạch. Chỉ cần điều trị, kiểm soát tốt các yếu tố trên thì nhịp tim sẽ trở lại bình thường.

Uống nhiều cà phê cũng có thể là nguyên nhân gây nhịp tim nhanh

Tuy nhiên, nếu nhịp tim nhanh trên 100 nhịp/phút, kể cả khi nghỉ ngơi và không do các nguyên nhân trên thì bạn không nên chủ quan. Nguyên nhân là bởi đây là dấu hiệu cảnh báo trái tim đã có vấn đề, có thể là rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, ngoại tâm thu, nhịp nhanh kịch phát…

Nếu thấy tình trạng nhịp tim nhanh đi kèm các triệu chứng khó chịu khác như đau tức ngực, đau nhói từ lưng xuyên ra trước ngực trái, khó thở, mệt mỏi kéo dài (kể cả khi đã nghỉ ngơi hay vừa mới thức dậy), vã mồ hôi, choáng váng, đau đầu… tốt hơn hết bạn nên đi khám ngay để được chẩn đoán và có hướng xử lý kịp thời.  

Những người trẻ tuổi cũng không nên lơ là với tình trạng nhịp tim nhanh. Khi còn trẻ, cơ thể có thể tự điều chỉnh, nhưng sau 5 - 10 năm, khả năng tự cân bằng lại các rối loạn sẽ giảm đi, các triệu chứng sẽ kéo đến dồn dập hơn.

Điều này khiến không chỉ việc điều trị trở nên khó khăn hơn mà chi phí cũng sẽ rất tốn kém, đặc biệt với các can thiệp như đốt điện tim.

Do đó, ngay khi mới phát hiện bệnh, bạn nên tạo cho mình những thói quen sống lành mạnh dưới đây để “đẩy lùi” bệnh:

- Tuân thủ sử dụng thuốc đều đặn, đúng liều theo chỉ dẫn của bác sỹ. Bác sỹ nói uống ¼ viên thì uống đúng ¼ viên, uống ½ viên thì uống ½ viên, tuyệt đối không tự ý tăng liều vì có thể làm nhịp tim hạ quá mức.

- Ăn uống khoa học: Hạn chế đồ ăn cay nóng, các món nhiều dầu mỡ, hạn chế các chất kích thích (như bia rượu, thuốc lá, cà phê, nước tăng lực).

- Tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày cũng là cách tốt để rèn luyện cơ tim, giúp trái tim bơm máu hiệu quả hơn, từ đó kiểm soát nhịp tim tốt hơn.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Vi Bùi H+ (Theo Health.harvard.edu)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với tinh chất Khổ sâm giúp hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh

Với thành phần chính từ Khổ sâm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương là sản phẩm giúp hỗ trợ cho người bị rối loạn nhịp tim, với công dụng:

- Hỗ trợ giúp người bị rối loạn nhịp tim giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực.

- Hỗ trợ giúp phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương dùng cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang), người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch...

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị