Nhiễm virus CMV khi mang thai có biểu hiện thế nào?

Nhiễm virus CMV khi mang thai có thể khiến thai nhi bị dị tật

Ngoài Zika, virus CMV cũng gây teo não ở trẻ sơ sinh

Nhiễm virus CMV khi mang thai: Cẩn thận trẻ hở hàm ếch, điếc đặc

Bà bầu ăn gan có gây hại cho thai nhi?

Cần làm gì để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi?

Theo TS.BS. Lê Thị Thu Hà - Khoa Sản A, Bệnh viện Từ Dũ, Cytomegalovirus (CMV) là một loại virus thuộc nhóm Herpes. Đây là bệnh rất phổ biến ở mọi người. Virus CMV có thể lây nhiễm cho hầu hết mọi người. Một khi bị nhiễm bệnh, virus trong cơ thể sẽ tồn tại suốt đời.

Hầu hết mọi người không biết mình bị nhiễm CMV vì nó hiếm khi gây ra các vấn đề sức khỏe ở những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai hoặc có hệ miễn dịch yếu thì virus CMV có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Đối với những người bị suy giảm miễn dịch, hệ miễn dịch bị tổn thương do ghép tạng thì nhiễm CMV có thể gây tử vong. 

Đối với phụ nữ mang thai, nếu nhiễm CMV cấp (tức là lần đầu tiên người bệnh nhiễm phải loại virus này), thai nhi có khả năng bị các dị tật như: Các nốt vôi hóa trong não, giãn não thất, tật đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ, tim to, suy tim, gan lách to, tràn dịch đa màng, điếc, viêm võng mạc, mù do đục thuỷ tinh thể (Cateracts), tật mắt nhỏ (Microphthalmos), thai suy dinh dưỡng trong tử cung...

Đối với bà mẹ mang thai nhiễm tái phát loại virus này thì khả năng thai nhỉ bị ảnh hưởng nhiều là không lớn. Khả năng thai nhi bị ảnh hưởng chỉ ở mức 1%.

CMV lây lan từ người sang người qua dịch cơ thể, chẳng hạn như máu, nước bọt, nước tiểu, tinh dịch và sữa mẹ. Hiện không có loại thuốc nào có thể giúp tiêu diệt virus CMV. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể được sử dụng để hạn chế biến chứng do CMV gây ra cho trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch yếu. 

Ở người lớn, sau khi nhiễm CMV, virus sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời mà không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, nếu thường chỉ là các triệu chứng không điển hình. Thời gian ủ bệnh khoảng 20 - 60 ngày. Tuy nhiên, ở một số người khi bị nhiễm virus CMV sẽ có các triệu chứng tương tự viêm họng liên cầu khuẩn và cúm như sốt, mệt mỏi liên tục, viêm họng, sưng hạch... Do vậy, nếu bạn nghĩ rằng mình có thể bị CMV thì nên đến gặp bác sỹ để làm xét nghiệm máu xem có kháng thể CMV hay không. Nếu bạn bị nhiễm bệnh, thai nhi sẽ được kiểm tra bằng cách chọc ối hoặc siêu âm. 

Nếu bạn xét nghiệm dương tính với nhiễm CMV khi mang thai hoặc nếu em bé có dấu hiệu CMV bẩm sinh, bác sỹ có thể sẽ cho em bé xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc nước bọt trong vòng hai đến ba tuần sau khi sinh để kiểm tra xem em bé có kháng thể CMV không. Nếu kết quả dương tính, con bạn sẽ được kê thuốc chống siêu vi để giảm thiểu tác động của nhiễm trùng. 

Ngoài ra, để hạn chế lây nhiễm CMV, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như: 

- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên, đặc biệt là sau khi thay tã, lau mặt, mũi cho trẻ nhỏ. Nếu có thể cần sử dụng găng tay cao su khi làm vệ sinh cho trẻ.

- Lau sạch những nơi trẻ chơi đùa hoặc có nước tiểu của trẻ bằng xà phòng và nước sạch.

- Không dùng chung chén, ly và thìa với trẻ.

- Tránh hôn môi trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.

- Phụ nữ mang thai làm việc tại các nhà trẻ chỉ nên chăm sóc các bé lớn hơn 2,5 tuổi, đặc biệt khi chưa nhiễm CMV.

Thanh Tú H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị