Nên ăn uống như thế nào để tăng cân?

Cân nặng không phải là chỉ số duy nhất để xác định mức độ khỏe – đẹp của chúng ta

Nước uống cũng khiến bạn tăng hoặc giảm cân

Cách tăng cân an toàn

Những quan niệm sai lầm về chỉ số BMI

Bất ngờ chuyện béo - gầy qua chỉ số BMI

Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California (Los Angeles, Mỹ), trả lời:

Chào bạn!

Điều đầu tiên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn là bạn không nên chỉ nhìn vào bảng cân nặng và chiều cao chuẩn để đánh giá mình đang bị thiếu cân hay thừa cân. Có thể cân nặng hiện tại của bạn đã phù hợp với sự trao đổi chất trong cơ thể. Mỗi người là một cá thể khác biệt và không có ai hoàn toàn giống nhau. Trên thực tế, cân nặng của bạn không giống với cân nặng trung bình của nhiều người không có nghĩa là bạn bị thiếu cân. 

Một công cụ hữu ích để xác định cân nặng khỏe mạnh là chỉ số BMI. BMI (Body Mass Index) chính là chỉ số khối cơ thể được các bác sỹ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không. Thông thường, người ta dùng để tính toán mức độ béo phì. 

Nhược điểm duy nhất của chỉ số BMI là nó không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chỉ số BMI có thể cho biết tình trạng sức khỏe của bạn. 

Chỉ số BMI dao động từ 18,5 đến 24,9 được coi bình thường hoặc khỏe mạnh. Trong trường hợp của bạn, bạn cao 1m55, nặng 45,3kg, chỉ số BMI của bạn là 18,9. Điều này thể hiện bạn có cân nặng bình thường và bạn không cần thiết phải tăng cân. 

Vì tỷ lệ mỡ trong cơ thể cao làm tăng nguy cơ bị bệnh tim, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp... nên nếu vẫn muốn tăng cân thì bạn cần lựa chọn các thực phẩm hợp lý giúp tăng cân nhưng không tăng mỡ.

- Nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như nước ngọt có ga, kẹo, bánh ngọt, thức ăn chiên rán.

- Ghi chép những thực phẩm bạn ăn hàng ngày để xem số lượng thức ăn bạn ăn mỗi tuần. Sau đó, tăng dần lượng thức ăn mà bạn ăn mỗi tuần lên.

- Ăn 4 - 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày. Điều này giúp bạn ăn nhiều hơn nhưng không cảm thấy quá no.

- Không ăn các thực phẩm ít calo và không có chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày như: Sữa chua nguyên chất, sữa ít béo (sữa chứa 2% chất béo).

- Thêm calo vào các thực phẩm vẫn ăn hàng ngày. Ví dụ như thêm các loại hạt vào sữa chua, rắc phomai vào trứng, trộn salad với bơ...

- Lựa chọn các loại protein lành mạnh và nhiều chất dinh dưỡng hơn, ví dụ như cá hồi là thực phẩm giàu protein và có lượng calo cao hơn.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe! 

Gia Hân H+ (Theo UCLA Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị