Loét miệng kéo dài có thể là dấu hiệu của ung thư miệng

Loét miệng kéo dài có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư khoang miệng

Làm sao phân biệt được bệnh nhiệt miệng và tay chân miệng?

Làm sao để tránh bệnh nhiệt miệng tái phát?

Nhiệt miệng lâu ngày - trẻ dễ bị suy dinh dưỡng

Tưởng vết loét miệng, hóa ra ung thư lưỡi

Bác sỹ Trần Xuân Bách - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, cho biết:

Chào bạn!

Các vết loét miệng thường có màu trắng hay vàng, được bao quanh bằng quầng màu đỏ. Các vết loét miệng thường xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong má. 

Loét miệng có thể gây đau đớn, nhất là khi người bệnh ăn uống, thậm chí nếu loét miệng rộng thì người bệnh có thể bị sốt. Nguyên nhân gây loét miệng thường là do thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin B12, vitamin C và sắt. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, dị ứng thức ăn, stress… cũng là nguyên nhân gây loét miệng. Ngoài ra một số bệnh lý ác tính như ung thư vòm họng, ung thư lưỡi thì loét miệng là triệu chứng ban đầu bệnh. Vì vậy, nếu bị loét miệng trong thời gian dài không khỏi thì bạn nên đi khám bác sỹ để được điều trị kịp thời.

Nếu bị loét miệng thường thì các vết loét này thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Để hạn chế nguy cơ loét miệng bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách. Ngoài đánh răng ngày 2 lần bạn nên thường xuyên súc miệng với nước muối nhạt để làm sạch khoang miệng, uống nhiều nước, ăn thêm rau, trái cây; Uống thêm vitamin B2 để niêm mạc miệng liền nhanh hơn. Ngoài ra bạn không nên ăn thực phẩm cay nóng để tránh tình trạng loét miệng trở nên trầm trọng hơn.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị