Người già có nên dùng máy tạo nhịp để ổn định nhịp tim?

Máy tạo nhịp tim có phải phương pháp duy nhất điều trị hội chứng nút xoang bệnh lý?

7 sai lầm người bệnh rung nhĩ hay mắc phải

8 cách đơn giản để ổn định nhịp tim cho người bị nhịp tim nhanh

8 thực phẩm giúp ngăn ngừa cơn rối loạn nhịp tim nhanh

Bị rung nhĩ, khi nào cần điều trị?

BS. Eve Glazier và BS. Elizabeth Ko trả lời trên trang Berkshireeagle:

Chào bạn!

Hội chứng nút xoang bệnh lý (hay suy nút xoang) xảy ra do có một vài vấn đề với nút xoang nhĩ. Đây là nơi có các tế bào chuyên biệt kiểm soát nhịp tim. Cụ thể, nút xoang nằm ở tâm nhĩ phải, thuộc buồng trên, bên phải của tim, có nhiệm vụ tạo ra các xung điện điều khiển nhịp tim. Ở những người mắc hội chứng nút xoang bệnh lý, nút xoang sẽ không hoạt động đúng cách, gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim.

Hội chứng nút xoang bệnh lý có thể gây rối loạn nhịp tim cho người cao tuổi

Nút xoang nhĩ có thể gửi đi những tín hiệu điện tim bất thường, hoặc các tín hiệu điện tim bị gián đoạn và không tới được phần còn lại của trái tim. Điều này khiến người mắc hội chứng nút xoang bệnh lý thường có nhịp tim chậm hoặc nhanh hơn bình thường. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị lỡ nhịp, tim bỏ nhịp, gián đoạn chức năng của cả 4 buồng tim.

Tình trạng rối loạn nhịp tim có thể khiến người bệnh cảm thấy choáng váng, chóng mặt, đánh trống ngực, đôi khi có thể dẫn tới choáng ngất. Người bệnh còn có thể cảm thấy tức ngực, khó thở nếu có cơn loạn nhịp trong khi đang vận động. Ngoài ra, do ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng bơm máu của tim, người bị suy nút xoang cũng hay thấy mệt mỏi, ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ và nhận thức.

Mặc dù hội chứng nút xoang bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, song tình trạng này phổ biến nhất ở người già. Nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng của quá trình lão hóa, gây ra những thay đổi trong trái tim.

Hiện chưa có phương pháp chữa trị hoàn toàn cho hội chứng nút xoang bệnh lý. Trong đa số trường hợp, việc cấy ghép máy tạo nhịp tim là cần thiết để điều chỉnh nhịp tim. Đây là một thiết bị y tế được cấy ghép trong lồng ngực, giúp điều chỉnh nhịp tim thông qua các cảm biến và xung điện. Các cảm biến có thể phát hiện cơn rối loạn nhịp tim, sau đó thiết bị sẽ phát ra xung điện để giúp nhịp tim trở lại bình thường.

Hiện máy tạo nhịp tim vẫn đang tiếp tục được cải tiến, với những mẫu máy mới nhất có kích thước chỉ bằng một đồng xu, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng. Chi tính riêng ở Mỹ, khoảng 50% trường hợp cấy ghép máy tạo nhịp tim là những người trên 65 tuổi mắc hội chứng nút xoang bệnh lý.

Tốt hơn hết, gia đình bạn nên tham khảo kỹ những lợi ích và rủi ro của việc cấy ghép máy tạo nhịp tim, cũng như tìm hiểu thêm về tình trạng bệnh của người nhà để có thể đưa ra quyết định điều trị phù hợp.

Chúc bà của bạn và cả gia đình sức khỏe!

Vi Bùi H+ (Theo Berkshireeagle)

Bên cạnh các biện pháp điều trị rung nhĩ bằng thuốc Tây, cấy ghép máy tạo nhịp tim… người bệnh rối loạn nhịp tim có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị. Điển hình như sản phẩm chứa tinh chất Khổ sâm, giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, giảm tính kích thích cơ tim, nhờ đó ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh và phòng tránh biến chứng.

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với tinh chất Khổ sâm dùng cho người rối loạn nhịp tim nhanh, hỗ trợ giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.

7 sai lầm người bệnh rung nhĩ hay mắc phải - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị