Dấu hiệu nào cho thấy trẻ chuẩn bị lên cơn động kinh?

Triệu chứng điển hình của bệnh động kinh là các cơn co giật

Dấu hiệu nhận biết động kinh kháng thuốc

Đau đầu sau cơn co giật có phải do bệnh động kinh?

Vì sao trẻ chưa được 1 tuổi nhưng đã bị bệnh động kinh?

Lưu ý "sống còn" cha mẹ cần nhớ khi trẻ bị động kinh

Chào bạn!

Động kinh là bệnh lý xảy ra do sự bất thường trong não bộ dẫn tới sự phóng điện đột ngột, không kiểm soát của các neuron thần kinh. Điều này làm xuất hiện các cơn co giật lặp đi lặp lại nhiều lần với những thay đổi từ cảm giác, nhận thức đến hành vi vận động. Biểu hiện của cơn động kinh phụ thuộc vào vùng vỏ não bị kích thích. Các cơn động kinh có thể xảy ra với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau từ vắng ý thức, co cứng, co giật chân tay hoặc toàn thân.

- Động kinh cục bộ có thể gây ra do một ổ hưng phấn ở vỏ não có thể kích thích tại chỗ sau đó lan ra toàn thể. Trẻ có thể bị co giật toàn thân, tiểu không tự chủ,  giật mắt, cơ mặt sau đó chuyển sang co giật chân tay.

- Trẻ bị động kinh toàn thể thì có các triệu chứng sau: Đột nhiên bị ngã, các cơ co cứng lại và cơn co giật kéo dài khoảng 2 – 3 phút.

- Động kinh vắng ý thức: Triệu chứng của động kinh cục bộ và động kinh toàn thể thường rõ ràng nên dễ nhận biết. Biểu hiện của động kinh vắng ý thức thường khó nhận biết hơn. Trẻ bị động kinh vắng ý thức thường ngừng hoạt động trong một vài giây như ngừng đi, nói chuyện, làm việc, nháy mắt nhanh và liên tục, miệng chóp chép, nhai khi không ăn. Nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó và không biết những gì xung quanh xảy ra. Mỗi cơn diễn ra trong khoảng 3 - 30 giây và lặp lại nhiều lần trong ngày, có thể lên tới 50 – 100 cơn/ngày, do vậy nó sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung, làm giảm khả năng nhận thức, học tập của trẻ.

Nếu trẻ bị bệnh động kinh có cơn co giật tái phát, trẻ có thể nhận biết mình chuẩn bị lên cơn co giật qua những dấu hiệu cảnh báo trước như: Thị giác hay khứu giác bất thường, cảm thấy lo lắng, vùng dạ dày khó chịu và chóng mặt… Khi con bạn có những biểu hiện của bệnh động kinh, hãy đưa con tới chuyên khoa thần kinh để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Để kiểm soát cơn động kinh của con, bạn cần nhắc con uống thuốc chống động kinh thường xuyên, cho con ăn uống điều độ và cố gắng tránh cho con những căng thẳng về tâm lý. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA có vai trò quan trọng giúp kiểm soát các hoạt động điện quá mức của não bộ. Bên cạnh việc bổ sung trực tiếp GABA thì việc sử dụng các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Rhynchophyllin trong cây Câu đằng có thể giúp tăng nồng độ GABA từ bên trong sẽ là giải pháp hiệu quả và bền vững nhất.

Sau khi cơ co giật xảy ra, chắc hẳn con bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, không tỉnh táo… bổ sung hoạt chất này còn có thể giúp cơ thể con bạn phục hồi nhanh chóng hơn.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

GS.TS Lê Đức Hinh - Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị