Có nên sàng lọc ung thử cổ tử cung khi gia đình có tiền sử mắc bệnh?

Bệnh ung thư cổ tử cung có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine

Làm gì khi phát hiện ung thư cổ tử cung khi đang mang thai?

8 yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung mà mọi phụ nữ nên biết!

Xác định ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV tốt hơn thử PAP?

Ung thư cổ tử cung: 3 dấu hiệu hay bị bỏ qua

Tiến sỹ Ellie Cannon - Chuyên gia Y tế của tờ Daily Mail, trả lời:

Chào bạn!

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh có tỷ lệ mắc cao hàng đầu ở phụ nữ và đang là nỗi ám ảnh của nhiều người. Căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu tuân thủ sàng lọc định kỳ. Tuy nhiên, bạn mới 23 tuổi, độ tuổi này còn quá trẻ để làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Không giống như Ung thư vú và ung thư ruột, bệnh sử gia đình không ảnh hưởng quá nhiều đến Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư xảy ra trong các tế bào của cổ tử cung - phần dưới của tử cung kết nối với âm đạo. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ hoạt động tình dục trong độ tuổi từ 30 đến 45. Ung thư cổ tử cung là do một loại virus có tên là HPV lây truyền qua đường tình dục. Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung khi bắt đầu có quan hệ tình dục.

Theo nghiên cứu về Ung thư của Vương quốc Anh, 99,8% các trường hợp mắc Ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa được bằng việc tiêm vaccine. Tuy nhiên, loại vaccine này không ngăn ngừa được tất cả các chủng virus HPV gây ung thư nên ngay cả khi đã tiêm phòng, chị em vẫn cần đi khám sàng lọc.

Phụ nữ nên đợi đến 24 tuổi mới nên làm xét nghiệm HPV phòng ung thư cổ tử cung. Không xét nghiệm HPV ở phụ nữ dưới 24 vì hầu hết các trường hợp nhiễm HPV sẽ biến mất mà không cần can thiệp. Phát hiện nhiễm HPV sẽ gây ra lo lắng và có thể khiến việc điều trị không cần thiết. 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị