Có nên cho trẻ dùng thuốc chống say xe?

Nếu phải đi đường dài, ngủ có thể giúp trẻ bớt say

Những cách hay giúp mẹ bầu không bị say xe

Hệ quả khôn lường khi dùng miếng dán chống say xe sai cách

Cách chống say xe hiệu quả nhất?

Suýt tử vong vì uống quá liều thuốc chống say xe

Chào bạn!

Say tàu xe là một phản ứng bình thường trước những kích thích xảy ra khi đi tàu xe, mà bản thân không thể thích nghi. Ngồi xe lắc lư dễ khiến tiền đình của trẻ bị kích thích khác thường, hoặc do não bộ nhận tín hiệu từ mắt nhưng không đồng nhất với tín hiệu từ tai (thí dụ đi tàu mà không có cửa sổ: Tai cho biết đang di chuyển, trong khi mắt thì cho cảm giác là không di chuyển).

Khi bị say tàu xe trẻ sẽ thấy buồn nôn, nôn ói, tái mặt, đổ mồ hôi, nhiều nước bọt, ngáp, khó chịu, thở sâu và mạnh.

Bạn có thể áp dụng cách sau để giúp bé không bị say tàu xe:

- Trước khi lên xe, không nên cho trẻ ăn quá no, cũng không để bụng đói. Nên cho bé ăn trước đó 2 giờ, và ăn thanh đạm.

- Chuyển hướng chú ý của bé bằng cách kể chuyện, trò chuyện, hát... Khuyến khích con bạn nhìn vào những thứ bên ngoài xe thay vì tập trung vào sách hay các trò chơi trên các thiết bị điện tử.

- Cố gắng ngồi ghế đầu, mở một phần cửa sổ để không khí lưu thông nếu ngồi xe khách hoặc xe buýt. Với xe tự lái, bố mẹ không nên hút thuốc trong xe và không dùng nước hoa hoặc mỹ phẩm có hương quá đậm.

- Nếu thời gian di chuyển không quá dài, nên đi vào khoảng thời gian trẻ thường có giấc ngủ ngắn. Nếu phải đi đường dài, nên tham khảo ý kiến của bác sỹ .

Bạn có thể cho cháu dùng thuốc chống say tàu xe Dimenhydrinate (Dramamine) Thuốc có tác dụng chống say tàu xe, chống nôn và buồn nôn. Bạn có thể dùng cho cháu trước khi lên xe 1giờ. Nếu trẻ nhỏ hơn 2 tuổi thì tuyệt đối không được dùng thuốc này. Khi dùng thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ như nguồn ngủ, khô miệng, táo bón, thậm chí ảnh hưởng không tốt đến thị lực. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi dùng thuốc chống say xe cho con.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Bác sỹ Jay L.Hoecker - Bác sỹ nhi thuộc Bệnh viện Mayo tại Rochester, Minnesote, Mỹ

Thanh Tú H+ (Theo Mayolinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị