Có cách nào trì hoãn dậy thì sớm mà không cần dùng thuốc không?

Dậy thì sớm ở trẻ còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ

Làm sao giúp trẻ đối phó với dậy thì sớm?

Dậy thì sớm gây ảnh hưởng gì?

Trẻ bị dậy thì sớm nguy hiểm thế nào?

Trẻ em gái dậy thì trước 12 tuổi có nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ và mãn kinh sớm

Bác sỹ Trần Thu Thủy - Bệnh viện Nhi Trung ương, trả lời:

Chào bạn!

Bình thường trẻ gái bước vào độ tuổi dậy thì trung bình từ 8 - 13 tuổi và ở trẻ trai là từ 9 - 14 tuổi. Dậy thì sớm là khi trẻ có các dấu hiệu phát triển về giới tính trước 8 tuổi đối với bé gái và trước 9 tuổi đối với bé trai. Dậy thì sớm gây nhiều hậu quả ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý của trẻ. Do vậy, việc trì hoãn dậy thì sớm cho trẻ sẽ tạo cơ hội cho xương phát triển theo tốc độ riêng trong giai đoạn dài hơn. Điều này sẽ giúp trẻ có cơ hội đạt chiều cao lý tưởng hơn khi trưởng thành. Đồng thời việc này cũng giúp tâm trí, cảm xúc và các kỹ năng xã hội của trẻ có thể đuổi kịp sự phát triển thể chất. 

Phần lớn dậy thì sớm ở bé gái đơn thuần chỉ là sự phát triển trước thời hạn. Tuy nhiên, đôi khi chúng lại là biểu hiện của một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Dưới đây là 2 nguyên nhân dẫn tới dậy thì sớm:

- Dậy thì sớm trung ương: Tình trạng này xảy ra do nồng độ GnRH tăng cao dẫn đến sự bài tiết quá mức hormone sinh dục. GnRH tăng cao có thể do các nguyên nhân sau: Khối u trong não hoặc tủy sống, viêm màng não, bức xạ vào não hay cột sống, suy giáp (tuyến giáp không sản xuất đủ hormone),...

- Dậy thì sớm ngoại vi: Dạng này ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương. Nguyên nhân không phải do nồng độ GnRH, mà do chính bản thân các hormone sinh dục trong cơ thể tăng cao.

Việc trì hoãn dậy thì sớm cho trẻ như thế nào căn cứ vào nguyên nhân dẫn tới dậy thì sớm. 

Nếu nguyên nhân gây dậy thì sớm là các khối u thì cần phẫu thuật cắt bỏ. Trường hợp không tìm thấy nguyên nhân thực thể, cha mẹ có thể chọn giải pháp điều trị cho con bằng các thuốc giảm hàm lượng hormone giới tính theo chỉ định của bác sỹ. Ngoài 2 phương pháp trên, bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp hỗ trợ sau đây để trì hoãn quá trình dậy thì sớm ở trẻ:

- Tập luyện để giảm mỡ thừa: Tập luyện hàng ngày là phương thức an toàn và hiệu quả nhất giúp làm giảm tốc độ dậy thì sớm ở các bé gái. Nguyên nhân là thừa cân có thể thúc đẩy quá trình dậy thì sớm. Ngoài tập luyện đều đặn, các bé gái thừa cân cần phấn đấu đạt trọng lượng cơ thể chuẩn thông qua chế độ ăn với hàm lượng calo lành mạnh. Trên thực tế, các nữ vận động viên điền kinh trẻ tuổi chỉ bắt đầu dậy thì sau khi giảm chế độ luyện tập hoặc tăng lượng mỡ cơ thể lên mức 16%. 

- Hạn chế ảnh hưởng của estrogen ngoại lai lên cơ thể cũng tỏ ra hiệu quả trong giảm tốc độ dậy thì.

- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu quercetin như quả họ cam chanh, táo, nho đỏ, hành tây, cà chua, bông cải xanh, các loại rau xanh, trà xanh... để giảm ảnh hưởng của estrogen ngoại lai

Trong trường hợp của bạn, nếu nhận thấy con bạn có dấu hiệu dậy thì sớm hơn so với bạn bè đồng trang lứa, bạn nên cân nhắc đưa trẻ đến bác sỹ nhi để chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Khi nghi ngờ tình trạng dậy thì sớm của bé gái do các nguyên nhân bất thường, bác sỹ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định các bệnh lý tiềm ẩn.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị